Doping là các chất kích thích, bị cấm dùng trong thi đấu thể thao trên toàn thế giới. Tuy nhiên, vì sức ép thành tích, nhiều vận động viên vẫn ngang nhiên sử dụng doping bất chấp lệnh cấm được đưa ra. Vậy tại sao doping lại bị cấm sử dụng, chúng có tác hại như thế nào? Để biết được câu trả lời, cùng theo dõi bài viết doping là gì, những điều cần biết về doping dưới đây nhé.
Doping là gì, có tác hại ra sao?
Doping là gì?
Nếu không quan tâm đến lĩnh vực thể thao, chắc hẳn bạn sẽ không biết thuật ngữ kiểm tra doping là gì hay tại sao doping lại được sử dụng. Doping thực chất là tên gọi chung của các chất kích thích bị cấm dùng trong thi đấu thể thao. Các chất này khiến máu chảy về tim với tốc độ nhanh hơn bình thường, tạo ra tác động khiến vận động viên có sức mạnh lớn hơn, làm họ tăng khả năng tập trung thi đấu. Doping được chia làm 3 loại là doping máu, doping cơ và doping thần kinh.
Doping là gì, là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm
- Doping máu được dùng để làm tăng khả năng vận chuyển oxy qua hồng cầu, giúp nâng cao sức mạnh và tăng sức bền cho vận động viên. Các loại doping máu thường được sử dụng bao gồm Darbopoetin (NESP), Erythropoietin (ESP).
- Doping cơ là những chất kích thích được dùng để sản sinh ra các loại hormon làm tăng cường sức mạnh cho cơ bắp. Doping cơ thường được các vận động viên ở những bộ môn như cử tạ, bóng đá, điền kinh, vật sử dụng. Một số loại doping tăng cơ hay được sử dụng là Trimetazidine, EPO.
- Doping thần kinh có tác dụng ngăn chặn sự dẫn truyền tín hiệu của các tế bào về hệ thống thần kinh. Vì vậy, sử dụng các chất kích thích này sẽ khiến vận động viên có thể hoạt động liên tục mà không biết mệt mỏi. Các chất doping phổ biến hiện nay gồm các chất kích thích như caffeine, bromance,… hoặc morphin, methadone,…
Vì sao doping bị cấm sử dụng?
Nếu phần trên chúng tôi đã giới thiệu cho bạn biết doping là gì thì trong phần dưới, cùng tìm hiểu tại sao doping lại bị cấm sử dụng tại các cuộc thi đấu thể thao nhé. Giành huy chương, mang thắng lợi về cho đội tuyển được coi là mục tiêu lớn hàng đầu của mỗi người vận động viên tham gia thi đấu. Vì vậy, bất chấp lệnh cấm của liên đoàn bóng đá và tác hại của các chất kích thích, nhiều vận động viên vẫn sử dụng doping để nhằm tăng cường sức mạnh cho bản thân.
Tuy nhiên, việc sử dụng chất kích thích để gian lận trong thi đấu thể thao là điều không thể chấp nhận được. Bởi mỗi cuộc thi đều cần đảm bảo tính minh bạch, khách quan và công bằng nên bất cứ thí sinh nào tham gia thi đấu cũng không được phép dùng doping khi thi đấu.
Doping bị cấm bởi không chỉ làm ảnh hưởng tới tính công bằng của cuộc thi, những chất này còn gây ra nhiều tác hại cho sức khỏe vận động viên. Đặc biệt, doping còn có thể tạo ra các tác dụng phụ gây nguy hiểm cho tính mạng vận động viên.
Sử dụng doping làm mất tính công bằng của các cuộc thi
Tác hại của việc sử dụng doping
Dù các phương tiện truyền thông thường xuyên đưa tin về tác hại của doping đến sức khỏe nhưng vì thành tích, nhiều vận động viên vẫn tìm cách sử dụng. Tác hại của việc dùng doping không chỉ tồn tại trong thời gian ngắn mà còn để lại những hậu họa về sau. Vậy cơ chế hoạt động của doping là gì, tác hại của doping là gì, cùng theo dõi phần sau nhé.
Biết tác hại của doping là gì sẽ giúp vận động viên có quyết định, hành động đúng đắn
Làm rối loạn hormon giới tính
Sử dụng doping có thể làm rối loạn hormon giới tính, tạo ra những ảnh hưởng xấu đến cuộc sống của vận động viên. Theo đó, nữ giới sử dụng doping sẽ khiến cơ thể tăng lượng hormone nam, làm nội tiết tố trong cơ thể biến đổi, khiến cơ thể trở nên nam tính hơn. Nữ giới dùng doping có thể gặp phải các triệu chứng như mọc lông, mọc râu, rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, giọng nói trở nên trầm hơn,… Còn các vận động viên nam sử dụng doping có thể gặp các ảnh hưởng như teo tinh hoàn, liệt dương,…
Khiến người dùng mắc chứng run rẩy
Theo các chuyên gia y tế, sử dụng doping sẽ gây ra các tác hại nghiêm trọng, làm cơ thể vận động viên bị suy nhược, khiến họ mắc chứng run rẩy tay chân. Do đó, nếu lạm dụng doping, vận động viên có thể sẽ gặp phải các tình trạng như bủn rủn tay chân, đứng không vững, tay không có lực,… Đặc biệt, về lâu dài, người dùng còn thường xuyên cảm thấy lo lắng, hồi hộp và bứt rứt trong người.
Ảnh hưởng tới thận, gan, tim
Tuy mang lại một vài hiệu quả tức thời nhưng sử dụng doping sẽ khiến các cơ quan nội tạng trong cơ thể bị tàn phá nhanh chóng. Nếu lạm dụng doping, bạn có thể khiến các cơ quan quan trọng như tim, gan, thận bị suy giảm chức năng và yếu đi nhanh chóng. Tác dụng giữ nước và giữ muối của các chất hóa học trong doping sẽ gây ra tình trạng suy gan, thận và tim.
Gây tán huyết, mẩn ngứa, sốt
Sử dụng doping, đặc biệt là các chất kích thích như ESP, NESP sẽ gây ra các biểu hiện bệnh như mẩn ngứa, sốt, hen suyễn, tán huyết,… Những dấu hiệu trên là biểu hiện của tình trạng tắc nghẽn mạch máu, một triệu chứng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng nếu không được phát hiện kịp thời.
Biện pháp phát hiện doping
Hiện nay, các đơn vị có thẩm quyền đã áp dụng nhiều biện pháp để phát hiện doping, tránh các hành vi thiếu trung thực khi thi đấu thể thao. Trong đó, xét nghiệm máu là biện pháp đảm bảo hiệu quả hàng đầu.
Tuy nhiên, do kỹ thuật chế biến ngày một tinh vi, hiện đại nên việc xét nghiệm thành phần thuốc ngày càng trở nên khó khăn hơn. Thông thường, xét nghiệm máu chỉ cho kết quả chính xác khi các chất kích thích đã có sẵn, từng bị phát hiện. Còn với những loại thuốc mới, việc xét nghiệm sẽ phải tốn nhiều thời gian hơn.
Mong rằng qua bài viết doping là gì, những điều cần biết về doping trên sẽ cung cấp cho bạn thêm nhiều thông tin hữu ích, có lợi. Đặc biệt, nếu là vận động viên, bạn không những phải biết doping là gì mà còn phải hiểu tác hại của doping là gì để phòng tránh. Đừng quên theo dõi chúng tôi để cập nhật thêm nhiều bài viết hữu ích nhé.