Ngày 10/10, nhiều hộ dân cư khu Hà Đông phản ánh hiện tượng nước sạch Hà Đông có mùi lạ. Thông tin này gây hoang mang cho toàn người dân thành phố Hà Nội vì nguồn nước sinh hoạt đang bị ô nhiễm và chắc chắn sẽ dừng cấp nước để tìm biện pháp xử lý.
Do đó người dân Hà Đông không khỏi lo lắng về tình trạng mất nước cho gia đình mình sắp tới. Vậy các cơ quan nhà nước đã xử lý tình trạng nước sạch Hà Đông bị ô nhiễm như thế nào? Hãy cùng xem bài viết sau.
Tình trạng ô nhiễm nguồn nước sạch Hà Đông
Ngày 15/10, lãnh đạo thành phố Hà Nội xác nhận thông tin xét nghiệm hiện tượng nước sạch Hà Đông có mùi lạ. Hiện tượng này có liên quan đến chất Styren – là hợp chất hữu cơ độc, tiếp xúc ở mức 0.1ppm với thời gian ngắn có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh. Ngoài ra nó còn gây ra tình trạng mệt mỏi, mất tập trung, buồn nôn, trầm cảm. Theo kết quả xét nghiệm được ban lãnh đạo Hà Nội thông báo, hàm lượng chất này có tỷ lệ cao hơn hơn 1,3 – 3,6 lần với mức bình thường.
Theo thông báo về việc phối kết hợp để xử lý sự cố của nguồn nước sông Đà, phía công ty nước sạch Hà Đông cho hay “nguồn nước sông Đà hiện tại chiếm 30% lượng nước cung cấp. Vì thế sẽ có ⅓ các khu vực trên địa bàn sẽ chịu ảnh hưởng”. Theo đó, các khu vực thuộc quận Hà Đông bị ảnh hưởng gồm có:
- Khu đô thị Nam Cường.
- Khu đô thị Văn Khê.
- Khu đô thị Geleximco.
- Park City.
- Khu đô thị Dương Nội.
- Khu đô thị Mỗ Lao.
- Các xã Tây Mỗ.
- Vân Côn.
- An Khánh.
- Đại Mỗ.
- La Phù.
- An Thượng (huyện Hoài Đức).
Biện pháp xử lý tình trạng nước ô nhiễm
Về phía đại diện công ty nước sạch Hà Đông cho biết sẽ ngừng tiếp nhận nguồn nước từ nhà máy Sông Đà sau thông báo chính thức từ các cơ quan chức năng đảm bảo nguồn nước đảm bảo an toàn trở lại. Để bù lại nguồn thiếu hụt (khoảng 40.000m3 nước sạch cấp bởi nhà máy Sông Đà, TNHH MTV nước sạch Hà Đông đã huy động tối đa nguồn cấp nước để phục vụ người dân.
Công ty cho biết sẽ cấp nước cho dân cư của quận bằng nguồn nước sạch do công ty tự sản xuất và nguồn nước mặt sông Đuống. Với sự kết hợp và đẩy mạnh công suất của các nhà máy nước sạch từ các nhà máy: nhà máy nước Dương Nội, nhà máy ở 749 Quang Trung, nhà máy nước 2A Nguyễn Trãi (Hà Đông) và mua nước tối đa từ nhà máy nước mặt sông Đuống.
Không chỉ nguồn nước sạch Hà Đông có mùi khét mà tại các quận khác như Hoàng Mai, Thanh Xuân nguồn nước cũng bị ảnh hưởng. Ngày 15/10, UBND TP.Hà Nội cho biết tình trạng nguồn nước bị ô nhiễm như vậy, người dân trên các quận của thành phố Hà Nội nên thau hết toàn bộ hệ thống tại các bể của gia đình, bể tăng áp. Người dân nên:
- Chỉ sử dụng nguồn nước ô nhiễm để tắm giặt.
- Không được dùng để nấu ăn hay đun nước uống.
- Sử dụng nước đóng bình, đóng chai do các đơn vị an toàn sản xuất.
Hơn nữa, Công ty nước sạch Hà Nội cũng có những biện pháp hỗ trợ người dân trong tình trạng thiếu nước này với việc huy động hơn 7 xe chở nước của công ty Vinwaco. Những xe chở nước này sẽ đến từng điểm khu dân cư trong quận cấp miễn phí cho người dân suốt đêm.
Sau quá trình xét nghiệm chất lượng nguồn nước và đẩy mạnh các biện pháp khắc phục sự cố này. Đến chiều 22-10, chánh văn phòng UBND TP Hà Nội đã có công bố chính thức về kết quả kiểm định chất lượng nước sạch sông Đà. Từ ngày 16/10 đến 21/10, trung tâm kiểm soát bệnh tật đã lấy các mẫu nước ở đầu nguồn, các bể chứa tăng áp, các nhà máy có sử dụng nước sông Đà để xét nghiệm.
Sau khi nguồn nước đã được kiểm định kỹ càng, phía UBND TP Hà Nội cho biết nguồn nước bị ô nhiễm đặc biệt là nước sạch Hà Đông đã an toàn, các chỉ số đều đạt tiêu chuẩn của Bộ Y Tế. Vì vậy người dân hoàn toàn yên tâm sử dụng nước sạch và ăn uống, sinh hoạt bình thường.
Có thể bạn quan tâm: Thực trạng ô nhiễm nước ở Việt Nam – Nguyên nhân và hậu quả
Giải pháp đảm bảo nguồn nước hiệu quả
Có thể nói, sau vụ việc nguồn nước sạch có mùi lạ khiến dân tình hoang mang, lo lắng vừa qua cũng đã đặt ra nhiều câu hỏi về đảm bảo chất lượng nguồn nước cung cấp cho các hộ dân quận.
Tuy nhiên việc phân phối nước và các hộ dân cần nâng cao các giải pháp và kiểm soát chất lượng chặt chẽ và có những chính xác nghiêm ngặt cho các hành vi vi phạm:
- Nguồn nước: đảm bảo cung cấp nguồn nước sạch, quản lý tốt hoạt động của các khu công nghiệp, nông nghiệp, .. ở đầu nguồn.
- Các khu cấp nước: bảo vệ áp sát và từ xa khỏi các nơi gây ô nhiễm bằng hàng rào, cấm việc thải rác bừa bãi, phân hữu cơ, thuốc hóa học ra các khu đất gần các nhà máy, khu cấp/ phân phối nước,cấm đào giếng,…
- Cấp trạm xử lý: hệ thống kiểm soát chất lượng nước đầu vào (nước ngọt) và nước đầu ra (nước sạch).
Ngoài ra bạn cùng phải chú ý thêm về mạng lưới cấp nước và bể chứa
Mạng lưới cấp nước và bể chứa
Mạng lưới cấp nước phải được bảo vệ khỏi tất cả các nguồn gây ô nhiễm, tránh việc tăng nhiệt độ. Thiết kế các bể chứa cần thuận tiện cho việc kiểm soát và quản lý về độ kín của bể bất kỳ lúc nào.
Khi nước trong bể có nguy cơ bị nhiễm bẩn, hay ít nhất 1 năm 1 lần, cần xả cạn, thau rửa và khử trùng bể chứa. Cần có phương án dự trù phòng sự cố công tác cấp nước tạm ngừng sử dụng.
Hệ thống dẫn nước đến các hộ dân
Hệ thống dẫn nước phải được khử trùng bằng clo. Sự cố đổ dầu xảy ra vừa qua có liên quan đến hành vi xấu của bộ phận nào đó. Để ngăn chặn tình trạng này có thể xảy ra ở tỉnh thành khác, cơ quan chính quyền cần có kế hoạch xác định phạm vi bảo vệ nguồn nước.
Không cho ra vào tùy ý khu vực lấy mẫu, cấp nước hay các công trình xử lý nguồn nước, đặc biệt cần có biện pháp chống đổ trộm chất thải ra nguồn nước sông, hồ, ao,…Ngoài ra cần có hệ thống giám sát camera, hàng rào chắc chắn, phao vây, thiết bị báo động,.,. tại các điểm lấy nước quan trọng.
Vụ việc nguồn nước sạch sông Đà ô nhiễm vừa qua chính là bài học cho các cơ quan cấp quan về việc kiểm soát lỏng lẻo, công tác bảo vệ nguồn nước chưa tốt. Tuy nhiên, một phần trách nhiệm không hề nhỏ của một số người, nhóm người hay tổ chức nào đó có hành vi cố tình vi phạm.
Kết quả là gây hậu quả nghiêm trọng cho nguồn nước sạch Hà Đông nói riêng và nguồn nước sạch của thành phố Hà Nội nói chung. Vì vậy, mỗi người cần nâng cao ý thức và tự có trách nhiệm với môi trường sống, cùng chung tay xây dựng xã hội văn minh, sạch đẹp, đó mới là hành động của những công dân thế kỷ XXI.
Xem thêm: Nước máy nhà bạn có mùi clo không? Hãy xem tác hại