Hiện nay, tình trạng khan hiếm nước đang ngày càng trở nên trầm trọng, đặc biệt là ở các tỉnh phía nam. Khi nguồn nước bề mặt như nước máy lọc từ các ao hồ, sông lớn và nước mưa dự trữ đã dần cạn kiệt thì việc khoan giếng lấy nước là điều tất yếu. Ngoài ra khi khoan giếng cũng nên xây thêm bể để lọc nước cho sạch hơn. Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn đến bạn cách làm bể lọc nước giếng khoan.
Nước giếng khoan là gì?
Giếng khoan là nguồn cấp nước sinh hoạt của nhiều gia đình
Nước giếng khoan là nước được khai thác từ trong lòng đất với độ sâu từ 10 thậm chí là vài chục, vài trăm mét. Độ sâu này phụ thuộc vào vị trí nông sâu của mạch nước ngầm.
Tại sao phải lọc giếng khoan?
Ngày nay, tình trạng ô nhiễm nguồn nước đang tăng cao, trong đó có ô nhiễm nước ngầm. Thêm vào đó, khi mạch nước ngầm chảy qua các tầng địa chất trong lòng đất, nó thường cuốn theo cả những vật chất ở đó.
Lúc này nguồn nước đã lẫn nhiều tạp chất, hóa chất, kim loại nặng và cả vi khuẩn nên không đảm bảo an toàn cho sinh hoạt. Đặc biệt nhiều nước có hàm lượng asen (thạch tín) vượt quá mức cho phép có thể gây ngộ độc, thậm chí chết người.
Nước giếng khoan chứa nhiều độc tố có thể gây nổi mẩn đỏ, dị ứng da
Các thành phần này khi tích tụ ngày càng nhiều sẽ từ từ phá hủy các cơ quan của cơ thể. Đây chính là thủ phạm dẫn gây ra 80% các bệnh nguy hiểm qua nước ăn uống trong thời gian dài của Việt Nam. Hơn nữa nước của giếng khoan đôi khi cũng rất đục và tanh. Chính vì vậy mà loại nước này cần phải lọc qua.
Có những cách lọc nước giếng khoan nào?
Trước đây, ông bà ta vẫn sử dụng cách lọc truyền thống là cho phèn chua vào nước để làm trong hoặc để nước lắng. Cẩn thận hơn thì cho thêm chế phẩm clorin để diệt khuẩn. Tuy nhiên đây không phải là cách lâu dài vì nước này chủ yếu chỉ để rửa hoặc giặt giũ, muốn uống thì phải đun sôi. Nhưng nó cũng không hiệu quả vì nước giếng khoan đun sôi khá khó uống, quần áo sau thời gian giặt sẽ bị ố vàng và da có thể mẩn ngứa.
Phèn chua thường được sử dụng để làm trong nước giếng khoan
Ngày nay sự phát triển của khoa học kỹ thuật hiện đại đã phát minh ra cách làm bể lọc nước giếng khoan. Phương pháp này có nhiều ưu điểm hơn cách làm truyền thống, lại tiện lợi và cho ra loại nước chất lượng hơn, có thể dùng đun nấu được. Cách làm bể lọc nước này cũng có hiệu quả nhanh, lâu dài và lọc được nhiều nước hơn.
Hướng dẫn cách làm bể lọc nước giếng khoan
Để áp dụng được phương pháp này, cần đến một bể tách nước sơ bộ, một bộ phận lọc nước. Bộ phận lọc sẽ gồm các vật liệu lọc như lớp sỏi, lớp hạt lọc, lớp than hoạt tính và lớp cát trên cùng. Tuy nhiên các lớp lọc có thể thay đổi số lượng lớp và số loại vật liệu lọc được sử dụng tùy theo mục đích.
Kích thước của bể lọc rất đa dạng nhưng phổ biến là dài, rộng 80cm và cao 1m. Ngoài ra cũng có thể thay thế bằng cách tái chế các đồ vật như thùng nhựa, inox có thể tích từ 200 lít và nhất thiết phải cao từ 1m. Chiều cao tối thiểu 1m sẽ có khả năng chứa được nhiều lớp vật liệu lọc và nước đầu vào để quá trình lọc đạt hiệu quả cao.
Tiếp sau đó sẽ đặt ống lọc nhựa PVC 49 đã được bịt bằng lưới lọc để ngăn hạt chảy ra ngoài. Phần ống này phải được đặt ở cố định chắc chắn, lưới đặt ở đầu tiếp xúc với hạt lọc. Khi đã làm xong bể lọc và đặt ống dẫn, công đoạn tiếp theo là dải các lớp lọc vào trong bể.
Sơ đồ cách làm bể lọc nước giếng khoan
Bước 1: Rải lớp sỏi dày 10 cm ở dưới đáy bể lọc. Không nên đổ nhiều vì mục đích dùng sỏi chỉ để nước dễ thoát, chống tắc ống. Sử dụng loại sỏi có kích thước từ 0,5 đến 1 cm.
Bước 2: Dùng cát dải trên lớp sỏi trước đó với độ dày từ 25 đến 30 cm. Tác dụng của lớp các này là để ngăn vật liệu lọc lớp trên lẫn vào sỏi có thể gây tắc ống dẫn. Có thể dùng loại cát vàng hoặc cát thạch anh chuyên dùng lọc nước. Tiếp tục đổ vào bể lọc lớp lớp than hoạt tính dày 10cm để giúp nước trong và mất mùi khó chịu. Nên dùng loại than hoạt tính từ gáo dừa để có hiệu quả tốt nhất.
Giai đoạn tiếp theo là rải l cát mangan. Lớp cát này sẽ hấp thụ hết mangan và cũng là chất xúc tác để khử sắt. Sau đó đổ thêm 10 cm loại vật liệu xử lý sắt, asen. Cuối cùng là đổ lớp cát vàng hạt to hoặc cát thạch anh. Lớp này nên đổ dày từ 10 đến 15 cm.
Bước 3: Dùng bộ trộn khí hoặc dàn phun mưa để oxy hóa nguồn nước. Bước này cần làm đúng kỹ thuật để nước có thể len lỏi vào các lớp vật liệu lọc.
Những điểm cần lưu ý khi áp dụng cách làm bể lọc nước giếng khoan
Nhất thiết phải dùng than hoạt tính, cát mangan, cát thạch anh để lọc nước giếng khoan. Đối với lớp vật liệu lọc sắt và asen có thể linh hoạt tùy khu vực địa lý và nhu cầu. Ngoài ra phải đảm bảo bể lọc luôn ngập nước để các lớp vật liệu luôn mịn.
Lắp đặt thêm phao để kiểm soát nước tự động
Có thể gắn thêm phao điện hoặc phao cơ để dễ dàng kiểm soát lượng nước bể lọc được cấp. Các thiết bị lọc cũng nên có van để dễ kiểm tra, vệ sinh định kỳ. Đầu ra của nước sau lọc phải luôn tuân theo nguyên tắc miện ống nước cao hơn. Cơ chế đầu ra của nước sạch luôn phải tuân theo nguyên tắc miệng ống nước sạch phải cao hơn mặt trên dưới cùng của lớp sỏi. Đây chính là nguyên tắc quan trọng nhất trong cách làm hệ thống lọc nước giếng khoan.
Nước giếng khoan là nguồn cấp nước sinh hoạt quan trọng. Tuy nhiên chất lượng nguồn nước ngầm đang dần bị ô nhiễm và không còn an toàn để sử dụng trực tiếp như trước. Do đó tìm cách làm bể lọc nước giếng khoan là điều cấp thiết và tất yếu để giải quyết tình trạng khan hiếm nước.