Nước thải y tế là nguồn thải phát sinh từ các động khám chữa bệnh, sinh hoạt tại bệnh viện, phòng khám. Nếu không được xử lý theo đúng quy trình, nguồn thải sẽ là ẩn họa mang theo mầm bệnh, gây ra những tác hại xấu cho môi trường và sức khỏe con người. Vì vậy, để biết thêm những thông tin hữu ích xoay quanh vấn đề này, cùng theo dõi bài viết sau nhé.
Nước thải y tế là gì?
Nước thải y tế là chất thải được tạo ra từ quá trình sinh hoạt, sản xuất, khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế, bệnh viện. Trong nước thải bệnh viện có chứa các chất hóa học, vi khuẩn, thành phần gây bệnh nên nếu không được xử lý đúng cách, đây sẽ là nguồn mang mầm bệnh lớn. Đặc biệt, nước thải bệnh viện còn được xếp vào danh sách những chất thải nguy hại, gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe con người cũng như môi trường.
Nước thải y tế chủ yếu được hình thành từ những hoạt động tại các bệnh viện như vệ sinh, nấu ăn, khám chữa bệnh, phẫu thuật,… Trong đó, nguồn thải từ các khu vực điều trị bệnh lây nhiễm là chất thải vô cùng nguy hại. Những bệnh phẩm được thải ra có chứa nhiều vi khuẩn lây bệnh, có khả năng kháng đa dạng các loại kháng sinh, gây nguy hiểm đến sức khỏe người bệnh.
Ảnh hưởng của nước thải y tế
Có mức độ gây hại cao gấp nhiều lần so với rác thải, nước thải bệnh viện là mối đe dọa rất lớn với môi trường sống. Đặc biệt, nguồn nước chưa qua xử lý mà được xả thải ra ngoài môi trường sẽ gây nên nhiều hệ lụy với cả sức khỏe con người và sinh vật, môi trường.
Ảnh hưởng tới sức khỏe con người
Nước thải bệnh viện được coi là chất thải nguy hại với sức khỏe con người. Nếu sống trong môi trường có chứa nguồn nước thải, những người có sức đề kháng kém sẽ dễ dàng mắc các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là người già và trẻ em.
Khi con người ăn phải nguồn thủy sinh hoặc thực vật bị ô nhiễm do nước thải có thể gặp các triệu chứng như bị ngộ độc, sức khỏe giảm sút,… Nguồn nước thải y tế còn gây ra nguy cơ lây nhiễm bệnh cho con người. Theo đó, nước thải có chứa nguồn bệnh, đặc biệt là các loại virus có khả năng lây truyền sẽ gây ra những tác động đáng ngại cho sức khỏe cộng đồng.
Có thể bạn quan tâm: Kim loại nặng – Mối hiểm nguy không thể bỏ qua trong nước uống
Ảnh hưởng tới môi trường xung quanh
Nước thải bệnh viện khi được xả thẳng ra môi trường sẽ gây những tác động rất xấu đến môi trường. Ảnh hưởng đầu tiên mà nguồn thải tác động đến là hệ động thực vật sống trong khu vực bị xả thải. Nước thải có thể làm chết hàng loạt những sinh vật sống dưới nước cũng như hệ sinh thái trên bờ, gây mất cân bằng đối với môi trường.
Ảnh hưởng tới nguồn nước sinh hoạt
Nước thải bệnh viện chưa qua xử lý đem lại những tác hại to lớn với nguồn nước sinh hoạt. Trong nước thải bệnh viện có chứa rất nhiều tạp chất, vi khuẩn có tính lây truyền, kim loại nặng,… sẽ khiến nguồn nước sinh hoạt có mùi khó chịu, làm nước không còn độ trong sạch.
Nếu nước thải được xả trực tiếp ra môi trường, nguồn nước không chỉ bị ô nhiễm nghiêm trọng mà về lâu dài, nó còn ảnh hưởng đến những mạch nước ngầm. Những chất hóa học có hại còn tồn dư trong nước thải ngấm sâu vào nguồn nước ngầm sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng với sức khỏe. Sử dụng nước sinh hoạt bị ô nhiễm trong thời gian dài sẽ khiến cơ thể tích tụ một lượng độc tố không nhỏ, có thể gây ra các loại bệnh nguy hiểm như ung thư.
Xem thêm: Nước máy nhà bạn có mùi clo không? Hãy xem tác hại
Các phương pháp xử lý nước thải Y tế tại Việt Nam
Xử lý nước thải bệnh viện là việc vô cùng quan trọng, giúp ngăn chặn những tác động xấu tới môi trường và sức khỏe con người. Vì vậy, việc lựa chọn công nghệ làm sạch để vừa hiệu quả, tiết kiệm là điều mọi bệnh viện đều hướng tới. Chất lượng của hệ thống xử lý nước thải y tế phụ thuộc vào công nghệ xử lý và thiết bị dùng xử lý nước thải. Dưới đây là những công nghệ xử lý nước thải được sử dụng phổ biến tại Việt Nam.
Sử dụng công nghệ lọc sinh học nhỏ giọt
Xử lý nước thải theo công nghệ sinh học nhỏ giọt là phương pháp xử lý khá hiệu quả, phù hợp với nguồn nước có mức độ ô nhiễm vừa phải. Hệ thống có mức chi phí đầu tư khá thấp, cấu trúc đơn giản, dễ dàng lắp đặt. Sử dụng công nghệ lọc nhỏ giọt giúp tiêu tốn ít điện năng, tiết kiệm diện tích và không gây tiếng ồn. Tuy nhiên, phương pháp này không thể xử lý triệt để được nguồn nước có mức độ ô nhiễm cao, có thể tạo mùi khó chịu nếu không được vận hành đúng cách.
Xử lý nước thải bằng hồ sinh học
Xử lý nước thải bằng hồ sinh học là phương pháp được sử dụng phổ biến cho những nguồn thải có mức độ ô nhiễm trung bình và thấp. Phương pháp này không đòi hỏi nhân công có trình độ, năng lực cao mà ai cũng có thể vận hành được dễ dàng. Hệ thống xử lý nước thải bằng hồ sinh học có chi phí đầu tư, phí vận hành và bảo trì thấp, tiết kiệm. Hệ thống xử lý thải bằng hồ sinh học có nhược điểm là có kích thước cồng kềnh, chiếm quá nhiều diện tích.
Xử lý nước thải theo nguyên tắc AAO
Xử lý nước thải theo nguyên tắc AAO được sử dụng với những nguồn thải có mức độ ô nhiễm cao. Hệ thống xử lý nước thải theo nguyên tắc AAO có chi phí vận hành thấp, tiết kiệm nhiên liệu, tiết kiệm diện tích và không gây ra mùi hôi khó chịu. Đặc biệt, mô hình này có thể được lắp đặt linh hoạt, có thể di chuyển được dễ dàng. Tuy nhiên, phương pháp này yêu cầu nhân công vận hành phải có trình độ chuyên môn cao.
Hy vọng với những thông tin được chia sẻ trên, bạn sẽ có thêm những kiến thức hữu ích về ảnh hưởng của nước thải y tế và những phương pháp xử lý nguồn thải hiệu quả. Liên hệ với chúng tôi để nhận được những thông tin bổ ích khác nếu bạn có nhu cầu nhé.