Hiện nay những bể lắng sinh học được rất nhiều áp dụng để lọc nước và có 1 nguồn nước sạch. Bạn có thể bắt gặp rất nhiều hình thức bể lọc khác nhau trong cuộc sống. Vậy bể lắng sinh học được phân loại như thế nào? Nó có tác dụng gì? Hãy cùng tham khảo và tìm hiểu thông tin qua bài viết sau đây của chúng tôi nhé.
Phương pháp lắng của bể lắng sinh học
Phương pháp lắng được tiến hành dựa trên quá trình tách những chất lơ lửng ra khỏi nước. Nhờ tác dụng của trọng lực trái đất mà quá trình lắng được diễn ra thuận lợi hơn. Dưới đây là quá trình lắng được áp dụng rộng rãi trong cuộc sống hiện nay:
- Lắng cát.
- Loại bỏ cặn hữu cơ trong lắng đợt 1.
- Loại bỏ cặn sinh học ở bể lắng 2.
- Loại bỏ các bông cặn hóa học.
- Nén bùn trọng lực nhằm giảm độ ẩm bùn.
Phân loại bể lắng sinh học
Việc phân loại bể lắng phụ thuộc vào công dụng của chúng và chế độ làm việc để có thể phân chia chính xác từng loại bể lắng sinh học khác nhau.
- Phân loại theo công dụng: bể lắng đợt I và bể lắng đợt II.
- Phân loại theo chế độ làm việc: Bể lắng hoạt động gián đoạn và bể lắng hoạt động liên tục.
- Phân loại theo chiều nước chảy: bể lắng ngang, bể lắng sinh học đứng, bể lắng ly tâm.
Tuy nhiên hiện nay người ta chủ yếu sẽ sử dụng những loại bể được thiết kế theo chiều nước chảy để mang lại hiệu quả cao nhất. Hãy cùng tìm hiểu sâu hơn về những loại bể lắng này nhé.
Bể lắng ngang
Bể lắng sinh học ngang được thiết kế theo hình chữ nhật. Nó có thể có 2 hoặc nhiều ngăn tùy vào quy mô của bể và hoạt động đồng thời cùng với nhau. Cơ chế hoạt động của nó sẽ là nước chảy từ đầu này sang đầu kia của bể.
Thông thường với bể lắng ngang sẽ có kích thước như sau:
- Chiều sâu H=1,5-4m.
- Chiều dài L= (8-12)xH.
- Chiều rộng B=3-6m.
Với kích thước như trên thì bể lắng ngang có thể chứa được khoảng 15000 m3 nước mỗi ngày. Hiệu quả bể lắng có thể lên đến 60%. Tại bể lắng ngang, những hạt nước chuyển động theo chiều nước có vận tốc là v. Còn khi chịu tác dụng của trọng lực trái đất, hạt nước sẽ chuyển động với vận tốc là w.
Vận tốc chuyển động của nước khi chuyển động ở trong bể lắng sẽ không lớn hơn 0,01m/s. Như vậy trong khoảng thời gian từ 1-3 giờ bể lắng sẽ hoạt động xong.
Bể lắng đứng
Bể lắng sinh học đứng được thiết kế dựa trên hình trụ và có đáy cho. Nó hoạt động dựa trên nguyên lý nước chảy trên cao xuống và chảy vào các rãnh được thiết kế từ hệ thống theo ống trung tâm. Do đó, quá trình lắng đọng nước sẽ được diễn ra với vận tốc nước khoảng 0,5-0,6m/s.
Với chiều cao của hình trụ khoảng 4 – 5 m, nếu v>w thì hạt nước sẽ bị cuốn lên trên. Còn nếu v<w thì hạt nước sẽ bị cuốn xuống dưới. Trong đó:
- V: vận tốc của hạt chuyển động theo dòng nước.
- W: vận tốc của hạt chịu ảnh hưởng của trọng lực.
Các hạt cặn sau khi được lắng ở dưới đáy bể sẽ được người ta xử lý và làm sạch bằng hệ thống hút bùn. Như vậy với tốc độ chuyển động và thiết kế của bể lắng đứng thì hiệu quả của bể sẽ thấp hơn bể ngang khoảng 10-20%.
Bể lắng ly tâm
Bể lắng ly tâm được thiết kế theo hình tròn, dòng nước vì thế cũng được chuyển động từ trong ra 2 bên. Theo nghiên cứu thì vận tốc nhỏ nhất là ở vành đai, và vận tốc lớn nhất là ở tâm bể. Loại bể lắng sinh học này thông thường sẽ được ứng dụng để lắng lượng nước nước thải công nghiệp lớn. Dung lượng nó chứa được có thể lên đến 20.000 m3 mỗi ngày.
Thông thường chiều sâu của bể lắng ly tâm từ 1,5-5m tùy thuộc theo quy mô. Tỷ lệ đường kính:chiều sâu là 6:30. Hiện nay người ta sẽ hay thiết kế bể lắng ly tâm với đường kính 16-60 m. Như vậy hiệu quả đạt được sẽ khoảng 60%.
Hiệu quả của lắng của bể lắng ly tâm sẽ được nâng cao bằng cách tăng vận tốc hoặc giảm độ nhớt của nước. Người ta sẽ sử dụng những chất đông tụ nước hoặc đun nóng nước lên. Ngoài ra việc tăng diện tích của bể cũng có thể làm tăng hiệu quả.
Với những bể lắng có chiều sâu nhỏ thì quá trình lắng sẽ diễn ra nhanh chóng. Chỉ cần từ 4-10 phút việc lắng nước sẽ được hoàn thành. Bạn cũng có thể sử dụng những đường ống của bể lắng có đường kính từ 25-50mm. Đặt nghiêng 1 góc nhỏ từ 5-45 độ.
Những thiết bị lắng dạng ống như thế sẽ giúp việc lắng động diễn ra thuận lợi hơn. Bạn nên thường xuyên vệ sinh và rửa cặn trong ống để việc phân phối nước đều qua các tầng.
Bể lắng vách nghiêng
Với loại bể lắng sinh học sử dụng vách nghiêng sẽ có những tấm màn lọc mỏng được đặt song song với nhau và tạo thành 1 góc nghiêng so với mặt đất. Khi nước đi vào bể này những cặn trong nước sẽ bị giữ lại và trượt xuống đáy bình.
Bạn có thể thiết kế bể lắng nghiêng cùng chiều hoặc ngược chiều với chiều chuyển động của nước. Hiện nay phổ biến nhất chính là bể lắng vách ngăn có thiết kế ngược chiều. Tức là chiều hoạt động của nước và chiều hoạt động của cặn ngược nhau.
Ưu điểm của bể lắng sinh học
Dưới đây là những ưu điểm của bể lắng bạn có thể tham khảo:
- Các chất hữu cơ được giữ lại trong khi đó nước thải và cặn bẩn sẽ được giữ lại nhờ những vách ngăn và lớp lọc.
- Tiết kiệm chi phí.
- Ít diện tích.
- Quy trình vận hành đơn giản.
- Mang lại hiệu quả cao.
- Vẫn đảm bảo sự duy trì và phát triển của vi sinh vật có lợi trong nước.
- Điều chỉnh được thời gian lọc, và tốc độ chảy của dòng nước.
- Quá trình oxi hóa nhanh và có thể rút ngắn thời gian lọc nước.
Như vậy với những thông tin trên về bể lọc sinh học, hy vọng bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức bổ ích. Hãy để lại bình luận dưới đây nếu bạn có thắc mắc liên quan đến bài viết nhé.