Thông thường mọi người vẫn thường hiểu một cách đơn giản nước tinh khiết là loại nước sạch, có thể sử dụng trực tiếp. Và mọi người thường đánh đồng bộ các loại nước như nước khoáng, nước lọc tinh khiết… lại với nhau. Vậy thực chất nước uống tinh khiết là gì, sử dụng nước tinh khiết hàng ngày có tốt cho sức khỏe không? Câu trả lời sẽ được chúng tôi giải đáp trong bài viết dưới đây.
Nước tinh khiết là gì
Nước tinh khiết còn được gọi là nước cất, nước khử khoáng, nước sau máy lọc nước RO. Nước tinh khiết tạo ra bằng phương pháp chưng cất hoặc lọc qua máy lọc nước RO.
Thành phần hóa học của nước tinh khiết chỉ có H2 và O2, không chứa các khoáng chất. Nước có tính chất không mùi, không màu, không vị và không có tính chất dẫn điện.
Khác với nước khoáng, nước tinh khiết không có bất cứ khoáng chất có lợi cho sức khỏe như canxi, magie, natri, photpho…
Nước tinh khiết có tốt cho sức khỏe không?
Theo khuyến cáo của các chuyên gia, cơ thể người cần ít nhất 2 lít nước mỗi ngày tương đương với 8 ly nước để duy trì sức khỏe ổn định. Và nước tinh khiết hoàn toàn có thể đáp ứng được yêu cầu cơ bản của cơ thể con người. Tuy nhiên, nước uống tinh khiết lại không thực sự tốt cho sức khỏe bởi nó đã được loại bỏ hết các khoáng chất cần thiết cho cơ thể con người.
Hầu hết mọi người vẫn thường có suy nghĩ chỉ cần uống nước sạch và uống đủ nước mỗi ngày là sẽ có được một sức khỏe tốt. Tuy nhiên, nước tinh khiết quả thực không thích hợp để uống trực tiếp.
Các nguy cơ với sức khỏe khi sử dụng nước tinh khiết lâu ngày được khuyến cáo bởi WHO:
- Tỷ lệ tử vong do ung thư và tim mạch tỷ lệ nghịch với hàm lượng khoáng chất trong nước uống
- Chế độ ăn uống đầy đủ cũng không thể bù đắp sự thiếu hụt khoáng chất trong nước uống
- Sử dụng nước tinh khiết nấu ăn có nguy cơ làm mất tới 60% khoáng chất trong thực phẩm.
- Sử dụng nước tinh khiết pha chế đồ uống có thể gây phù não, co giật, nhiễm Axit ở trẻ sơ sinh
- Uống nước tinh khiết có thể dẫn tới chứng loãng xương ở trẻ
- Uống nước tinh khiết có thể dẫn tới chứng thoái hóa thần kinh
- Uống nước tinh khiết có thể dẫn tới chứng sinh non, trẻ sơ sinh nhẹ cân
- Uống nước tinh khiết có thể dẫn tới ung thư
- Uống nước tinh khiết có thể dẫn tới tử vong đột ngột
- Thống kê các hộ sử dụng máy lọc nước RO ở Séc và Slovakia từ 2000-2002: Xuất hiện các triệu trứng về nhịp tim, mệt mỏi, chuột rút, thiếu hụt canxi, magie
- Nghiên cứu tại Nga cho thấy, uống nước tinh khiết gây tăng huyết áp
- Nghiên cứu tại Nga cho thấy, uống nước tinh khiết gây tăng bệnh tim mạch vành
- Nghiên cứu tại Nga cho thấy, uống nước tinh khiết gây tăng bệnh loét dạ dày, tá tràng, viêm dạ dày mãn tính
- Nghiên cứu tại Nga cho thấy, uống nước tinh khiết gây biến chứng thai nhi
- Nghiên cứu tại Nga cho thấy, uống nước tinh khiết gây vàng da ở trẻ
- Nghiên cứu tại Nga cho thấy, uống nước tinh khiết gây thiếu máu, loãng xương
- Nghiên cứu tại Nga cho thấy, uống nước tinh khiết gây rối loạn tăng trưởng ở trẻ nhỏ
Nhiều nước trên thế giới cũng đã khuyến cáo không nên sử dụng nhiều nước đóng chai hay nước uống tinh khiết. Trong khi đó, hiện nay, các gia đình Việt lại có xu hướng sử dụng máy lọc nước tinh khiết ngày càng nhiều do chưa nhận thức được nguy cơ tới sức khỏe.
[CẬP NHẬT] Xu thế nước uống tốt cho sức khỏe từ tổ chức Y Tế Thế Giới
1. Ảnh hưởng trực tiếp đến màng ruột, trao đổi chất và các chức năng khác trong cơ thể:
Việc sử dụng nước có hàm lượng khoáng thấp có thể sẽ gây ra các quá trình thay đổi như mô tả, có thể không có biểu hiện hoặc sinh ra triệu chứng trong một số năm. Tuy nhiên, tác động cấp tính như hạ huyết áp hay bất tỉnh có thể gặp phải khi hoạt động thể chất mạnh hay uống một lượng lớn nước có lượng khoáng thấp. Hiện tượng shock nước có thể xảy ra khi uống nhanh một lượng nước ít khoáng thậm chí là nước vòi bình thường. Nguy cơ này gia tăng khi giảm lượng khoáng hòa tan (TDS). Trong quá khứ, các trường hợp cấp tính đã từng bắt gặp ở các vận động viên leo núi do họ sử dụng nước từ đá tan chảy mà không có sự bổ sung khoáng. Trường hợp nghiêm trọng hơn là phù não, co giật và nhiễm axit ở trẻ sơ sinh khi đồ uống được pha từ nước đóng chai ít khoáng
2. Việc cung cấp ít hay không cung cấp canxi và magie từ nước có hàm lượng khoáng thấp:
Hơn 50 năm nghiên cứu, các kết quả dịch tễ ở nhiều nước trên thế giới đã cho thấy nước mềm (có hàm lượng canxi,magie thấp) và nước có hàm lượng magie thấp liên quan đến tỉ lệ mắc bệnh và tử vong do tim mạch cao. Các báo cáo gần đây cũng tăng cường minh chứng cho vấn đề này (12-15). Các nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng nước mềm có thể dẫn đến chứng loãng xương ở trẻ em (16), bệnh thoái hóa thần kinh (17), sinh non và trẻ sơ sinh nhẹ cân (18) và một số loại ung thư (19,20). Ngoài ra là nguy cơ tử vongbđột ngột (21-23).Uống nước có hàm lượng magie ít có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh thần kinh vận động cao hơn (24), rối loạn thai kì (25).
Trong khi ảnh hưởng của các chất trong nước uống chỉ bọc lộ sau một thời gian dài sử dụng, nhưng tác dụng của canxi đặc biệt là magie đối với tim mạch thì có thể biểu hiện sớm hơn. Chỉ một vài tháng sử dụng nước có hàm lượng canxi và magie thấp có thể đã gây bệnh (33). Minh họa cho trường hợp này là dân cư ở Séc và Slovakia, họ sử dụng nước lọc RO trong hộ gia đình từ những năm 2000 – 2002. Sau một vài tháng đã phát hiện được thiếu hụt magie (có thể là canxi) (34). Các phản ánh bao gồm nhịp tim, mệt
mỏi, chuột rút, các triệu chứng này giống với những triệu chứng đã được liệt kê trong cảnh báo của hiệp hội dinh dưỡng Đức.
3. Cung cấp ít các nguyên tố vi lượng và nguyên tố quan trọng
Nước uống mặc dù không phải là nguồn cung cấp các chất cần thiết chính cho cơ thể, nhưng lại có vai trò quan trọng vì nhiều lý do. Chế độ ăn ngày nay của nhiều người đôi khi không cung cấp đủ khoáng chất và vi lượng. Khi thiếu hụt một nguyên tố xác định, mặc dù hàm lượng trong nước uống ít nhưng vẫn có vai trò lớn. Do các ion này trong nước ở dạng hòa tan, nên dễ dàng hấp thu so với trong thức ăn.
Các nghiên cứu trên động vật đã cho thấy vai trò quan trọng của vi lượng một số chất trong nước. Ví dụ,
Kondratyuk(35) công bố rằng thay đổi hàm lượng các nguyên tốt vi lượng có thể làm thay đổi 6 lần lượng chất có trong mô cơ. Các kết quả này được tổng kết từ một nghiên cứu kéo dài 6 tháng ở chuột chia làm 4 nhóm: nhóm 1 sử dụng nước vòi, nhóm 2 với nước khoáng thấp, nhóm 3 nước khoáng thấp có thêm iod, coban, đồng, magie, molipden, kẽm, F. Nhóm 4 là nước khoáng thấp nhưng được thêm các nguyên tố trên có hàm lượng cao gấp 10. Hơn nữa, Tác động đến sự hình thành máu cũng đã được ghi nhận với nước
khử khoáng. Hàm lượng hemoglobin trong tế bào máu thấp hơn 19 % ở động vật uống nước khử khoáng không được bổ sung vi lượng. Hàm lượng haemoglobin còn khác biệt nhiều hơn khi so sánh với động vật được uống nước có bổ sung khoáng.
Các nghiên cứu dịch tễ học ở Nga cho thấy uống nước có hàm lượng khoáng thấp có thể gây ra tăng huyết áp, bệnh tim mạch vành, loét dạ dày, tá tràng, viên dạ dày mãn tính, bướu cổ, biến chứng thai nhi, gây ra vàng da, thiếu máu và loãng xương, rối loạn tăng trưởng ở trẻ nhỏ (36). Tuy nhiên chưa xác định được lý do thiếu canxi, mangan hay các vi lượng khác.
4. Mất canxi, magie và các dinh dưỡng khi chuẩn bị đồ ăn
Khi chế biến thức ăn, nước mềm có thể làm mất các chất cần thiết trong thức ăn (rau, thịt, ngũ cốc). Mất chất có thể lên đến 60 % với magie và canxi thập chí còn hơn đối với các nguyên tố vi lượng (đồng 66 %,mangan 70%, cobal 86 %). Ngược lại khi sử dụng nước cứng, lượng chất bị mất thấp hơn nhiều, trong một số trường hợp hàm lượng canxi trong thực phẩm tăng lên sau khi chế biến (38,41).
Do hầu hết các chất dinh dưỡng được tiêu hóa với thức ăn, sử dụng nước khoáng thấp để chế biến thức ăn sẽ làm thiếu hụt các chất. Chế độ ăn hiện nay của nhiều người thường không cung cấp đủ các chất cần thiết nên việc mất chất trong quá trình chế biến thực phẩm cần phải được hạn chế.
5. Nguy cơ với các kim loại độc
Canxi, ở một mức độ nhất định, và magie trong nước và thức ăn được biết có khả năng chống độc. Các nguyên tố này ngăn cản quá trình hấp thu các chất độc như chì cadimi qua ruột vào máu, thông qua con đường tạo các chất không có khả năng hấp thụ cũng như cạnh tranh tâm hấp phụ (44 -50). Mặc dù quá trình chống độc này có giới hạn nhưng không thể bỏ qua. Dân sử dụng nguồn nước có hàm lượng khoáng thấp có nguy cơ ảnh hưởng bởi các chất độc cao hơn so với nước cứng.
Khả năng nhiễm khuẩn của nước ít khoáng
Nguồn nước có nguy cơ nhiễm khuẩn khi không có chất sát trùng tại nguồn cấp hay sự phát triển của vi khuẩn trên hệ thống đường ống. sự phát triển của vi khuẩn có thể xảy ra đối với nước tách muối. Sự phát triển của vi khuẩn trong đường ống tăng lên khi nhiệt độ cao, xảy ra đối với các khu vực nóng, không có chất sát khuẩn, sự có mặt của một số chất làm thức ăn cho vi sinh. Mặc dù màng tách muối có thể loại vi khuẩn, nhưng hiệu quả không phai là 100 % như trường hợp nhiễm thương hàn đối với nước RO ở Arap năm 1992 (51). Đo đó, tất cả các nguồn nước kể cả RO cũng cần được sát trùng. Viên nghiên cứu sức khỏe cộng đồng Séc tại Praha đã kiểm tra thấy bình tích áp của hệ lọc RO có nguy cơ nhiễm vi khuẩn, do các chất sát trùng đã được loại. Trong bình này còn chứa túi cao su là nơi mà vi sinh có thể bám.
Cách phân biệt nước tinh khiết và các loại nước khác
Ngoài nước tinh khiết còn có các loại nước khác như nước khoáng, nước ion kiềm. Nước khoáng là loại nước được chiết suất từ nước uống thiên nhiên và có chứa các khoáng chất như canxi, kali, natri, magie… Loại nước này được khuyến khích sử dụng thường xuyên để bổ sung khoáng chất cho cơ thể. Đặc biệt là những người tập thể thao, làm việc ngoài trời, người bị tiêu chảy…
Nước cất không dùng để uống trực tiếp mà chủ yếu được sử dụng trong bệnh viện để truyền nước cho bệnh nhân. Nước cất được xử lý theo tiêu chuẩn mà bộ y tế đã đưa ra. Còn nước ion kiềm là loại nước được sản xuất bằng máy lọc nước ion kiềm của Nhật Bản. Loại nước này được đánh giá là tốt cho sức khỏe, không chỉ cung cấp khoáng chất thiết yếu mà còn có tác dụng trong việc trung hòa axit, đào thải độc tố…
Có thể bạn quan tâm: Nước cất là gì? Nước cất có uống được không
Dùng nước tinh khiết nấu ăn và nguy cơ
Nước tinh khiết(nước mềm) khi được sử dụng để nấu ăn được biết là gây mất mát đáng kể các thành phần thiết yếu từ thực phẩm (rau, thịt, ngũ cốc). Những mất mát này có thể lên tới 60% đối với magiê và canxi hoặc thậm chí nhiều hơn cho một số nguyên tố vi lượng khác (ví dụ, đồng 66%, mangan 70%, coban 86%). Ngược lại, khi nước cứng(nước còn khoáng) được sử dụng để nấu ăn, sự mất mát của những yếu tố này là thấp hơn rất nhiều, và trong một số trường hợp, hàm lượng canxi còn cao hơn ban đầu để cung cấp cho cơ thể..
Do hầu hết các chất dinh dưỡng được hấp thụ cùng thức ăn, việc sử dụng nước tinh khiết để nấu ăn và chế biến thực phẩm có thể gây ra sự thiếu hụt các thành phần thiết yếu trong thực phẩm với cơ thể.
Các chế độ ăn uống hiện nay của nhiều người thường không cung cấp đủ tất cả các yếu tố khoáng cần thiết, và do đó, bất kỳ yếu tố dẫn đến sự mất mát của các yếu tố thiết yếu và các chất dinh dưỡng trong chế biến và chuẩn bị thức ăn có thể gây bất lợi cho họ.

Nấu ăn bằng nước tinh khiết làm mất >50% dưỡng chất
Các nghiên cứu gần đây cũng cho thấy rằng việc uống nước tinh khiết (nước mềm), nghĩa là nước ít canxi, có thể liên quan với tăng nguy cơ gãy xương ở trẻ em, các bệnh thoái hóa thần kinh nhất định, sinh non và trọng lượng lúc sinh thấp và một số loại ung thư. Ngoài việc tăng nguy cơ tử vong đột ngột, lượng nước ít magie dường như được liên kết với một nguy cơ cao của bệnh thần kinh vận động, rối loạn thai kỳ (cái gọi là tiền sản giật) và một số loại ung thư.
Chuyên gia đồng thuận tại Hội nghị Nhóm Báo cáo về hậu quả với sức khỏe của việc dùng nước tinh khiết, nước tinh khiết tái khoáng hóa và thay đổi hàm lượng khoáng đã kết luận rằng giả thuyết cho rằng tiêu thụ nước cứng được liên kết với một nguy cơ có phần giảm bệnh tim mạch.
Nguồn: Ncbi.nlm.nih.gov
Có thể bạn quan tâm: So sánh nước khoáng và nước tinh khiết của tổ chức Y Tế Thế Giới WHO
Nên sử dụng loại nước nào?
Theo khuyến cáo, người dùng nên lựa chọn nước uống còn khoáng hoặc nước ion kiềm để đảm bảo cho sức khỏe của mình.
Các sản phẩm máy lọc nước ion kiềm cũng khá phổ biến trên thị trường hiện nay kể cả thị trường Việt Nam lẫn thị trường quốc tế. Loại nước này đang được khuyến khích sử dụng thường xuyên, thay thế các loại nước khác.
Có thể bạn quan tâm: Nước ion kiềm là gì? Đặc tính & Công dụng đối với sức khỏe