Thục địa theo Đông y còn có các tên gọi khác như: địa hoàng thán, thục địa hoàng… Đây là một vị thuốc trong Đông y dùng để chữa một số bệnh. Nhưng ngày nay, hiếm có người hiểu rõ về vị thuốc đông y này. Vậy bạn có biết thục địa là gì không? Tác dụng của thục địa là gì không? Cùng chúng tôi đi tìm hiểu thông tin về thục địa qua bài viết thục địa là gì? Những tác dụng của thục địa? mà bạn cần biết nhé!
Thục địa là gì?
Thục địa là một trong các vị thuốc Đông y. Nó có xuất xứ từ Trung Quốc, thuộc họ hoa mõm chó và có tên khoa học là Rehmannia glutinosa Libosch. Hiện nay, thục địa được tìm thấy các địa điểm thuộc vùng đồng bằng Bắc bộ và vùng trung du ở nước ta.
Trong Đông y, thục địa còn có nhiều tên gọi khác như: Địa hoàng, Thục địa hoàng, Sinh địa… Trong nghiên cứu của Đông y thì thục địa có mùi thơm và có vị ngọt. Nó còn có tính hàn, bởi có tính này mà thục địa có rất nhiều tác dụng như: bổ huyết, trị tiểu đường, nuôi thận, dưỡng âm, trị chứng tiểu ra máu và còn nhiều công dụng khác nữa.
Đặc điểm của thục địa
Khi đã biết thục địa là gì ở mục trên, tiếp theo cùng tìm hiểu về đặc điểm của nó. Vậy thục địa có những đặc điểm cần lưu ý. Những đặc điểm của thục địa cụ thể như sau:
- Thuộc loại thân thảo, được dùng để làm ra thuốc.
- Cây có chiều cao từ 20cm đến 30cm. Toàn thân của cây được bao phủ bởi vô số lông mềm và vô số lông tiết có màu tro trắng.
- Lá của thục địa có đặc điểm như: mép ngoài của lá có hình răng cưa, lá có hình bầu dục dài. Đặc biệt đối với những lá ở vị trí gần gốc cây thì lá thường dài hơn và hẹp hơn so với lá ở những vị trí khác.
- Đặc điểm của hoa: hoa bên ngoài có màu đỏ tím,còn bên trong hoa có màu vàng và hoa thì có 5 cánh.
- Thục địa thuộc loại cây có rễ củ. Củ của noscos cuống, vỏ thì màu đỏ nhạt và mỗi cây có tầm từ 5 củ đến 7 củ.
- Quả có hình tròn như trứng, khi tách ra thì bên trong của quả thục địa có rất nhiều hạt nhỏ và những hạt này màu nâu nhạt.
Tác dụng của thục địa
Khi đã biết thục địa là gì, tiếp theo sẽ tìm hiểu về tác dụng của thục địa. Vậy thục địa có tác dụng gì? Theo nghiên cứu, thục địa có tác dụng dược lý vô cùng hiệu quả. Cụ thể tác dụng dược lý của nó như sau.
Tác dụng dược lý theo Đông y cổ truyền
Trong nghiên cứu của Đông y, bên cạnh việc tìm hiểu thục địa là gì, thì tác dụng của nó cũng được chú ý đến. Theo Đông y, thục địa có tác dụng dược lý rất hiệu quả. Dược lý của nó bao gồm:
- Theo Trân Châu Nang, thì thục địa giúp bồi bổ khí huyết hư và hỗ trợ trong việc giúp máu lưu thông được dễ dàng.
- Theo Dược Tính Luận, thì nó giúp bồi bổ cơ thể và giúp hạ huyết. Ngoài ra khi sử dụng thục địa lâu năm giúp làm tăng tuổi thọ.
- Theo Biệt Lục, thì thục địa giúp trong việc trục huyết, hạn chế được sự lão hóa và giúp chấn cốt thủy. Ngoài ra khi dùng thục địa để nấu nước uống, thì giúp trừ được sự tích tụ của hàn nhiệt trong cơ thể.
- Theo Bản Thảo Tùng Tân, thì thục địa giúp cho việc dưỡng âm, giúp điều trị tâm phiền cũng như sự bứt rứt. Ngoài ra còn giúp cho việc điều kinh được ổn định, lợi tiểu và trong việc an thai của phụ nữ.
- Theo Dụng Dược Tâm Pháp, thì khi kết hợp giữa thục địa với rượu, thì có thể dẫn thuốc ra bên ngoài cơ thể người bệnh cũng như đi lên bên trong cơ thể người bệnh.
- Theo Thảo Kinh Tập chú, thục địa khi được kết hợp với mạch môn có công hiệu giúp giải được rượu.
- Theo Bản Thảo Kinh Sơ thì thục địa rất hiệu quả trong việc bổ thận và hiệu quả cho âm huyết.
- Theo Bản Thảo Cương Mục thì thục địa khi được tẩm một ít vào nước gừng rất tốt cho việc điều trị tình trạng đầy ở ngực. Ngoài ra khi kết hợp sử dụng chung với rượu thì không mang lại tác hại nguy hiểm nào cho dạ dày.
- Theo Biệt Lục khi sử dụng điều trị cho nam có tác dụng điều trị bị ngũ lao thất thường. Còn khi dùng để điều trị cho phụ nữ,thì có hiệu quả trong việc hạ huyết, giúp lưu thông huyết mạch và bị thương trung rất tốt.
Tác dụng của thục địa trong các nghiên cứu hiện đại
Ngày nay, việc nghiên cứu thục địa là gì, tác dụng dược lý của nó mang lại là gì cũng được các nhà nghiên cứu đi phân tích. Tác dụng về tính dược lý vốn có cụ thể như sau:
Công hiệu trong việc điều trị đường huyết:
Theo Trung Dược học, thì thục địa có tác dụng hiệu quả trong việc làm hạ đường huyết. Theo đó khi nghiên cứu thử nghiệm trên chuột cho thấy rằng, thục địa giúp làm tăng đường huyết nhưng không có tác dụng làm tăng nồng độ đường có trong máu, đây là dược tính đặc trưng của thục địa.
Tác dụng hiệu quả đối với điều trị hệ thống miễn dịch:
Theo Trung Dược học,thục địa có công hiệu gây ức chế đối với miễn dịch. Tuy vậy, nó không gây ra hiện tượng làm teo nhỏ đối với vỏ của thượng thận.
Tác dụng trong điều trị kháng viêm:
Theo Trung Dược học, khi tiến hành nghiên cứu thí nghiệm trực tiếp với nước sắc của thục địa trên chuột cống. tiến hành thí nghiệm bằng cách thực hiện việc gây viêm dựa theo Formalin đối với cả chân và đùi của chuột. Việc nghiên cứu sau đó cho thấy rằng, thục địa có công hiệu giúp chống viêm vô cùng hiệu quả.
Ngoài ra, nước sắc từ thân của cây thục địa có tác dụng rất hữu hiệu mang lại hiệu quả tốt cho người dùng khi học bị các trường hợp như: Giúp cầm máu vô cùng hiệu quả, giúp trong việc kháng nấm, lợi tiểu, làm hạ áp, tăng cường làm cho tim mạch được khỏe mạnh , bảo vệ hiệu quả cho gan và đặc biệt có hiệu quả rất lớn trong việc chống lại các chất phóng xạ nguy hiểm.
Thục địa giúp bổ thận
Trên đây là thông tin về vấn đề thục địa là gì? Tác dụng mà thục địa mang lại là gì? Phần nào giúp bạn có được các thông tin cần biết về thục địa – một vị thuốc của Đông y với nhiều tác dụng dược lý hiệu quả mà nó mang lại.