Ngày xưa, khi khoa học công nghệ chưa phát triển, con người đã biết sử dụng cát để làm sạch nước sinh hoạt hàng ngày bằng cách đổ cát vào bể lọc. Ngày nay, với nền công nghệ 4.0, con người đã sáng tạo ra nhiều thiết bị lọc nước hiện đại nhằm phục vụ cho cuộc sống của mình. Con người cũng đã khám phá ra nhiều vật liệu lọc nước mới như cát mangan. Vậy công dụng của loại cát này cụ thể như thế nào?
Cát mangan là gì?
Cát mangan thực chất là một loại quặng có trọng lượng khá nhẹ, kích thước nhỏ và có một lớp vỏ bọc bên ngoài. Loại cát này có hình dáng tựa như những cục vôi vỡ vụn, có màu vàng nâu, nâu đất hoặc màu nâu đen. Cát mangan có đặc điểm hạt thô, có độ cứng cao, chịu ăn mòn và khó tan trong nước nên thời gian sử dụng tương đối lâu.

Cát Mangan là gì?
Cát mangan có công thức cấu tạo cơ bản là Mn(OH)4 hoặc KMnO4. Loại cát này bị lẫn trong các quặng đá, quặng nguyên liệu. Muốn có nguồn mangan thô phải trải qua quá trình nghiền, loại bỏ các chất khác, phân loại kích thước và cuối cùng là đóng vào bao. Lớp phủ ngoài cát thường có công thức phân tử là MnO2.H2O với tác dụng oxy hóa để ổn định, tăng khả năng oxy hóa của hạt.
Không ai biết người tìm ra loại cát này nhưng hiện nay nó đang được sử dụng phổ biến trong ngành công nghiệp xử lý nước. Đây là vật liệu trung gian được sản xuất tại Việt Nam theo công nghệ tiên tiến của Hoa Kỳ. Loại cát này cũng đang được ứng dụng trong hầu hết nhà máy lọc nước hay các gia đình, công xưởng.
Tại sao người ta lại dùng cát mangan để xử lý nước?
Không giống với loại cát lọc nước thông thường hay các vật liệu lọc nước khác như manganese green sand, pyrolox hay birm, cát mangan có nhiều công dụng tốt. Loại cát này đang được ứng dụng rộng rãi trong công nghiệp xử lý nước tại Việt Nam cũng như nhiều nước khác trên thế giới.
Công dụng của cát mangan
Có công thức hóa học cơ bản là KMnO4 hoặc Mn(OH)4 nên cát mangan có thể dễ dàng khử sắt, mangan hay hydrogen sulfide. Đó là nhờ quá trình oxy hóa, kết tủa và khả năng lọc của tầng hạt cát. Cát mangan là một vật liệu lọc nước hiệu quả, loại bỏ các tạp chất kim loại độc hại pha lẫn trong nước như sắt, mangan và asen. Loại cát này có thể xử lý nước nhiễm sắt, mangan cao gấp 3 – 5 lần so với mức cho phép.

Cát mangan giúp khử sắt, mangan, asen trong nước
Bên cạnh công dụng xử lý nước nhiễm sắt, mangan, asen, quặng mangan có thể xử lý mùi tanh trong nước nhờ quá trình tiếp xúc trực tiếp với bề mặt cát. Quặng mangan là chất oxy hóa mạnh, có khả năng oxy hóa nước mà không cần thêm hóa chất nào khác. Nó được xem là một bộ lọc xử lý nước đơn giản mà vẫn đạt hiệu quả cao, cung cấp nguồn nước đạt tiêu chuẩn nước uống sạch quốc gia.
Ngoài ra, cát mangan còn có thể khử clo trong nước, làm giảm hàm lượng nitrogen như nitrit, nitrat, amoni cũng như một số chất hữu cơ khác tồn tại đồng thời trong nước. Nguồn nước sau khi lọc qua cát sẽ đảm bảo hơn, sạch hơn và an toàn cho người dùng.
Có thể bạn quan tâm: Thạch tín là gì? Và những ảnh hưởng của chúng đến sức khỏe con người
Cát mangan có thể xử lý những loại nước nào?
Người ta thường sử dụng loại cát này cho nước ngầm hay nước giếng khoan bởi nguồn nước này có hàm lượng tạp chất kim loại lớn, không tốt cho sức khỏe. Cát mangan có thể đưa trực tiếp vào bể lọc thay thế loại cát thông thường mà không cần thay đổi bể lọc. Đồng thời, cũng không cần sử dụng hóa chất hay các thiết bị khác đi kèm.

Cát mangan có thể xử lý những loại nước nào
Do đó, có thể sử dụng quặng mangan cho hệ thống bể lọc nhà dân. Ngoài ra, cát mangan cũng được ứng dụng trong công nghệ lọc nước tại các nhà máy lọc nước, cung cấp nguồn nước sạch ở thành phố. Đây là vật liệu xử lý nước tiện lợi, hiệu quả nên ứng dụng cho nhiều loại nước khác nhau.
Đó cũng chính là lý do tại sao cát mangan lại được sử dụng để xử lý nước, là sự lựa chọn hàng đầu trong vật liệu lọc nước. Công dụng của quặng mangan cũng đã được khoa học chứng minh, giải thích mangan là gì, công dụng ra sao.
Lưu ý khi sử dụng cát mangan
Với bể lọc cát thông thường, nên kết hợp với các loại vật liệu khác khi đưa vào bể lọc. Đối với nguồn nước có độ pH thấp (<7.0 pH) thì có thể sử dụng hạt LS hoặc hóa chất để tăng độ pH của nguồn nước sau đó mới sử dụng chất xúc tác quặng mangan. Dưới lớp cát nên đặt thêm một lớp đá thạch anh để giữ hàm lượng oxit sắt và mangan, đồng thời cũng tạo độ trong cho nước.
Tùy vào hàm lượng sắt, mangan và asen trong nước mà sẽ điều chỉnh độ dày lớp cát cho phù hợp nhưng không được dưới 300mm. Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý nên rửa sạch quặng mangan trước khi cho vào bể lọc sử dụng. Cát mangan không cần tái sinh, có thể sử dụng lâu dài.
Tuy nhiên sau một thời gian sử dụng (thường là 2 năm) tùy theo hàm lượng sắt và mangan có trong nước, chúng ta cần hoạt hóa bằng dung dịch KMnO4. Chỉ có cát mangan đỏ là không cần hoạt hóa hay thay thế trong quá trình sử dụng. Ngoài ra, cát mangan chỉ có thể lọc nước tốt nhất với nguồn nước có hàm lượng Fe < 30mg/l, Mn < 5mg/l, vận tốc lọc từ 5 – 12m/h, thế oxy hóa khử >700mV.
Cát mangan mua ở đâu?
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều công ty hoạt động trên lĩnh vực xử lý nước hay các trang web đều cung cấp cát mangan với những lời rao bán rất thuyết phục. Tuy nhiên, chất lượng và giá cả vật liệu không phải nơi nào cũng giống nhau và cũng không phải ở đâu cũng cung cấp loại đá chất lượng. Do đó, bạn nên tìm đến những công ty chuyên kinh doanh máy lọc nước, hệ thống đầu lọc uy tín trên thị trường.

Mua cát mangan ở đâu thì uy tín
Đồng thời, bạn cũng nên tìm hiểu một chút về cát mangan để tránh bị các trang web bán hàng đánh lừa. Tùy theo nhu cầu, khả năng của mỗi người mà có thể lựa chọn loại cát trong nước hay nhập khẩu cho phù hợp.
Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp sẽ giúp bạn hiểu hơn về cát mangan. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp và cung cấp thêm thông tin nhé!