Chỉ số acid uric là một trong những chỉ số giúp báo động tình trạng sức khỏe của cơ thể. Vì vậy chúng ta nên tiến hành kiểm tra sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện và điều trị kịp thời. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp thông tin về những mức chỉ số acid uric trong cơ thể và đưa ra cách phòng chống để acid uric không tăng cao. Đừng bỏ lỡ bài viết dưới đây bạn nhé.
Nhận biết chỉ số acid uric bình thường
Acid uric là sản phẩm cuối cùng của quá trình chuyển hóa biến đổi purin trong cơ thể. Nó được xem là một loại axit yếu vì vậy khi bị ion hóa acid uric rất dễ trở thành các tinh thể urat. Trong 1 thời gian nếu lượng acid uric không được đào thải ra ngoài thông qua quá trình bài tiết. Thì các cơ và khớp của cơ thể sẽ có những kết tinh muối urat tích tụ lại hình thành nên bệnh Gout.
Theo đó chỉ số acid uric trong máu được xem là bình thường khi giữ ổn định ở mức dưới 7,0 mg/dl. Và nồng độ acid uric trong máu phải giữ ở mức ổn định để làm cân bằng quá trình tổng hợp và đào thải acid uric ra ngoài cơ thể.
Chỉ số acid uric bao nhiêu là cao?
Nếu cơ thể khỏe mạnh thì lượng acid uric sẽ giữ ở mức độ cân bằng. Tuy nhiên nếu cơ thể chịu sự tác động của yếu tố nào đó làm mất cân bằng quá trình tổng hợp acid uric và quá trình đào thải của thận thì lượng acid uric trong máu sẽ tăng cao.
Cơ thể của bạn được coi là có chỉ số acid uric cao hơn bình thường khi đạt trên 7,0 mg/dl đối với nam giới. Và đối với nữ giới lượng acid uric trên 6,0 mg/dl.
Chỉ số acid uric bao nhiêu thì bị bệnh Gout?
Khi cơ thể chúng ta bị suy thận tức là những hoạt động đào thải acid uric ra ngoài cơ thể bị đình trệ. Lâu dần lượng acid uric tích tụ lại ở những bộ phận như cơ, khớp vào tạo nên bệnh Gout.
Bệnh gout có thể gây nên các nguy cơ khác cho thận. Khi suy thận, axit uric thải qua máu ít, tích tụ lại cơ thể 1 thời gian và phát triển thành bệnh gout. Hơn nữa một người vừa mắc bệnh tiểu đường và mắc cả bệnh gout sẽ gặp khó khăn hơn trong điều trị.
Tùy thuộc vào giới tính khác nhau thì chỉ số acid uric cảnh báo sẽ khác nhau. Đối với nam giới có chỉ số trên 7 mg/dl và nữ trên 6 mg/dl là có nguy cơ cao bị bệnh Gout. Tuy nhiên để đưa ra kết luận chính xác một người có bị bệnh Gout hay không thì ngoài acid uric, bác sĩ sẽ dựa trên chỉ số BMI và những xét nghiệm lâm sàng khác. Vì vậy để có được kết quả chính xác bạn nên đến những cơ sở y tế uy tín hoặc bệnh viện để làm xét nghiệm cụ thể theo sự hướng dẫn của bác sĩ.
Có thể bạn quan tâm: Febuxostat và những cảnh báo của FDA trong việc điều trị bệnh gout
Cách làm giảm chỉ số acid uric trong máu hiệu quả
Với biểu hiện acid uric cao hoặc chỉ số acid uric đang ở mức độ trung bình thì bạn chỉ cần có một chế độ ăn uống phù hợp để không tạo ra thêm lượng acid uric đi vào cơ thể. Cụ thể:
– Hạn chế ăn những thực phẩm có chứa nhiều đạm
– Ăn nhiều hoa quả
– Không uống rượu bia và các chất kích thích
Với những trường hợp chỉ số acid trong máu quá cao thì bạn nên sử dụng những loại thuốc hỗ trợ theo chỉ định của bác sĩ. Những trường hợp đặc biệt như gia đình có tiền sử bị bệnh Gout, bệnh tiểu đường hay có những dấu hiệu tổn thương thận thì bắt buộc phải dùng thuốc giảm acid uric.
Những loại thuộc được dành cho những bạn muốn giảm lượng acid uric trong máu như:
– Thuốc ức chế Menxanthin oxidase
– Thuốc Allopurinol
– Thuốc Thiopurinol
– Thuốc tiêu acid uric
Trong đó thuốc Allopurinol là thuốc ức chế tổng hợp acid uric. Bạn không nên sử dụng Allopurinol khi đang trong các cơn đau Gout cấp và nên sử dụng khi tình trạng viêm đã giảm. Nhược điểm của loại thuốc này là có thể để lại tác dụng phụ làm cơ thể bị dị ứng.
Lưu ý: Nếu bạn đang có những biểu hiện của bệnh sỏi thận, suy thận thì không nên dùng loại thuốc tăng thải acid uric như Probenecied.
Cách phòng chống chỉ số acid uric tăng cao
Một trong những cách phòng chống hiệu quả nhất đó là thường xuyên bổ sung những thực phẩm chứa ít acid uric. Như vậy cơ thể bạn sẽ không phải làm việc liên tục để đào thải acid uric ra ngoài.
Những thực phẩm bạn nên ăn hàng ngày để phòng chống chỉ số acid uric tăng cao bao gồm:
– Chuối chứa nhiều kali tốt cho sức khỏe
– Táo xanh giúp hạ acid uric trong máu
– Quả anh đào
– Nho làm tăng nhanh quá trình đào thải acid uric
– Quả kiwi làm giảm nguy cơ bị bệnh Gout
– Cần tây có tác dụng thanh nhiệt, giúp hạ sốt và giảm sưng hiệu quả
– Gạo nếp có lợi cho hệ tiêu hóa giúp ngăn ngừa quá trình hình thành purin và bệnh Gout
– Khoai tây có hàm lượng lớn kali có tác dụng đào thải acid uric ra ngoài
– Trứng chứa nhiều vitamin E giúp lưu thông máu tốt
– Những loại rau xanh bao gồm: rau cần, súp lơ, dưa chuột, cải xanh, cải bắp, củ cải…
Ngoài những loại thực phẩm trên bạn cũng nên duy trì cho bản thân một chế độ ăn uống hợp lý và khoa học. Uống nhiều nước tinh khiết mỗi ngày để cung cấp lượng nước cho thận đào thải acid uric ra ngoài cơ thể. Bạn cũng có thể thường xuyên tập luyện thể dục thể thao để tăng sức đề kháng của cơ thể. Mỗi ngày dành thời gian khoảng 30 phút để tập những bài tập như: Yoga, bơi lội, Gym hoặc những môn thể thao nhẹ nhàng như: đạp xe, chạy bộ…
Bên cạnh đó với những người có chỉ số acid uric cao cũng nên kiêng những loại thực phẩm sau:
– Nội tạng động vật
– Hạn chế các loại thịt động vật như: thịt lợn, thịt dê, thịt gà…
– Một số loại hải sản: cá chép, lươn, cá hồi, cua…
Như vậy với những thông tin chúng tôi cung cấp qua bài viết này, hy vọng bạn đã biết cách xử lý và phòng chống tình trạng acid uric tăng cao. Hãy thường xuyên quan tâm tới sức khỏe của bản thân bằng cách sử dụng nước ion kiềm, ăn uống khoa học, tập thể dục thường xuyên. Nếu bạn còn bất kỳ điều gì liên quan đến bài viết thì hãy để lại bình luận chúng tôi sẽ giải đáp giúp bạn.