Trước tình trạng ô nhiễm môi trường và nguồn nước đáng quan ngại hiện nay, việc nước nhiễm kim loại nặng không còn là vấn đề quá xa lạ. Vậy kim loại nặng là gì? Nguyên nhân từ đâu mà có và tác hại của chúng ra sao? Bài viết sau đây sẽ giải đáp về vấn đề này. Từ đó giúp bạn có cái nhìn rõ ràng hơn và biết cách bảo vệ sức khỏe hữu hiệu trước thực trạng này.
Kim loại nặng là gì?
Kim loại nặng là những kim loại có yếu tố nhiễm bẩn cao, từ khoảng 3,5 – 7g/cm3. Đây là những chất độc hoặc rất độc hại chỉ với một nồng độ thấp của nó. Các kim loại nặng bao gồm: Đồng (Cu), Thủy ngân (Hg), Kẽm (Kz), Asen (As), Cadmium (Cd), Crom (Cr), Thallium (Tl), Niken (Ni) và chì (Pb).
Thực chất, kim loại nặng cần thiết cho một số hoạt động chuyển hóa, trao đổi chất trong cơ thể con người ở nồng độ rất nhỏ. Nếu vượt quá nồng độ cho phép, kim loại nặng có thể gây nguy hiểm cho con người.
Kim loại nặng tồn tại phổ biến trong tự nhiên, nó dễ dàng nhiễm vào môi trường, đặc biệt là đất và nguồn nước. Đặc biệt, kim loại nặng không thể bị phân hủy trong tự nhiên.
Tác hại của kim loại nặng là gì?
Kim loại nặng không chỉ gây tác hại lớn đối với con người mà còn đối với mỗi sinh vật sống. Mỗi người chúng ta đều cần có ý thức bảo vệ nguồn nước cũng như bảo vệ bản thân trước tác hại của chúng.
Có thể liệt kê những tác hại mà kim loại nặng có thể đem đến cho con người dưới đây:
- Chì : gây độc cho cả hệ thần kinh trung ương và ngoại biên, tác động có hại lên hệ enzym chứa hydro, rối loạn tủy xương, tùy theo mức độ mà gây đau bụng, đau khớp, cao huyết áp, viêm thận, tai biến não và nhiễm độc nặng.
- Crom: gây loét dạ dày và ruột non, viêm gan, thận, ung thư phổi. Crom thường tồn tại ở 2 dạng trong nước là Crom (III) và Crom (VI), trong đó Crom (VI) là độc với động vật và cả thực vật.
- Asen: gây độc.
- Cadimi: gây độc cho con người và cả động vật.
- Thủy ngân: Gây độc qua đường hô hấp do thủy ngân rất dễ bay hơi ở nhiệt độ thường. Tác hại: gây thay đổi nồng độ kali trong cơ thể, mất cân bằng acid baso, thiếu năng lượng cung cấp cho các tế bào thần kinh. Đặc biệt đối với trẻ em: phân liệt, co giật, ngộ độc nặng do. Dạng độc nhất của thủy ngân là metyl thủy ngân.
Có thể bạn quan tâm: Tác hại không ngờ của clo trong nước sinh hoạt
Nguyên nhân làm cho nước nhiễm kim loại nặng là gì?
Với cuộc sống hiện đại, phát triển, các thiết bị điện tử, máy móc cùng đồ vật công nghệ cao được sử dụng rất phổ biến. Và trong thành phần của chúng có mang rất nhiều kim loại nặng. Từ đó, kim loại nặng có thể thâm nhập và nhiễm vào thức ăn, nguồn nước của con người và động vật bằng nhiều cách.
Ngoài ra, nguồn gây ô nhiễm kim loại nặng chủ yếu đến từ nước thải : nước thải khai thác, nước thải nhà máy công nghiệp (đặc biệt là công nghiệp mạ điện, điện tử kim loại), rò rỉ nước ở bãi rác,… Vấn đề ô nhiễm càng trầm trọng hơn khi kim loại nặng không phân hủy được trong tự nhiên. Điều này khiến chúng ngày càng tồn đọng trong nguồn nước ngầm, gây nguy hiểm cho sức khỏe con người qua đồ ăn, thức uống,…
Xem thêm: Nước thải Y tế là gì? Các phương pháp xử lý nước thải Y tế
Giải pháp cho nguồn nước nhiễm kim loại nặng là gì?
Nếu nghi ngờ hoặc phát hiện nguồn nước sử dụng bị nhiễm kim loại nặng, bạn cần ngay lập tức tìm giải pháp để làm sạch nguồn nước. Bởi nếu để càng lâu dài, sức khỏe của bạn và cả những người xung quanh phải chịu những tác hại rất nặng nề. Các giải pháp mà bạn có thể áp dụng sau đây:
Sử dụng máy lọc nước với công nghệ màng lọc
Máy lọc nước với màng lọc thẩm thấu ngược RO là một trong những biện pháp xử lý kim loại nặng nhiễm trong nước hiệu quả, nhanh chóng nên rất phổ biến hiện nay. Chúng loại bỏ được kim loại nặng do được thiết kế từ màng polymer mỏng đồng nhất và có kích thước nano mét, chỉ cho nước tinh khiết đi qua. Ngoài ra, với màng lọc này các tạp chất khác trong nước cũng được loại bỏ.
Xử lý sinh học
Đây là quá trình công nghệ sử dụng các hệ thống sinh học, thực vật và cả động vật (kể cả vi sinh vật) để dọn dẹp các chất ô nhiễm trong môi trường. Đối với nguồn nước bị nhiễm kim loại nặng, hiện nay ứng dụng xử lý sinh học dưới sự hỗ trợ của vi khuẩn hoặc các thực vật thủy sinh.
Tuy nhiên, cách này không áp dụng để xử lý nước uống mà chỉ dùng để xử lý nước thải. Phương pháp này không thể chuyển hóa tiếp mà tích lũy trong thực vật, theo thời gian sẽ vẫn gây ra ảnh hưởng xấu đến môi trường khi đạt đủ nồng độ.
Chất xúc tác quang
Những khu công nghiệp thường dùng giải pháp này để xử lý nước thải nhiễm kim loại nặng, bởi đơn giản và tiết kiệm được chi phí. Phương pháp này được thực hiện bằng cách khử Crom dưới tia cực tím, pH = 2 và bổ sung thêm oxalate để giảm Cr.
Trao đổi ion
Phương pháp này thường được áp dụng để loại bỏ sắt và mangan trong nước. Ở nơi có nồng độ thấp hơn nhựa ion, chúng ta có thể cho nhựa này vào trong nước để loại bỏ sắt. Cách này cũng khá đơn giản và dễ thực hiện.
Các phương pháp khác
Ngoài những phương pháp ở trên, bạn cũng có thể áp dụng những cách khác như:
- Tạo kết tủa
- Hấp phụ
Kim loại nặng thực sự là một tác nhân cực kỳ có hại cho sức khỏe con người. Vì vậy cần có giải pháp hữu hiệu đối với nguồn nước bị nhiễm kim loại nặng. Bài viết trên đây đã giải đáp cho câu hỏi kim loại nặng là gì và một số vấn đề liên quan. Hy vọng sẽ hữu ích và giúp bạn có những thông tin cần thiết.