Nước như chất dầu “bôi trơn” giúp cơ thể hoạt động nhịp nhàng và duy trì sự sống. Tuy nhiên, hiện nay, nhiều người vẫn chưa biết chính xác một ngày uống bao nhiêu nước là đủ. Việc không uống đủ nước gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người. Vậy một ngày uống bao nhiêu nước là đủ, hãy tìm hiểu ngay bài viết dưới đây.
Hệ lụy của việc không uống nước đủ mỗi ngày
Nếu cơ thể thiếu nước, các chất thải trong cơ thể sẽ không được thải ra ngoài và quay trở lại gây nhiễm độc cho cơ thể. Ví dụ, thận muốn đào thải axit và ure ra thì cần trong cơ thể có nước để hòa tan chúng. Do vậy, nếu không đủ nước, các chất độc này ứ đọng trong cơ thể, kết thành sỏi thận.
Các phản ứng hóa học của bộ máy tiêu hóa trong cơ thể hay các biến đổi khác rất cần có đủ nước. Nó vận chuyển chất dinh dưỡng, oxy tới các tế bào, thông qua quá trình tuần hoàn máu giúp cơ thể mát hơn do bài tiết mồ hôi.
Nước còn có tác dụng lớn làm các khớp nối hoạt động “mượt”, linh hoạt. Đặc biệt, nước cần cho việc hô hô hấp, cần phải luôn ướt để có thể nhận oxy và thải cacbon đioxit ra ngoài. Mỗi ngày, chúng ta thở ra khoảng 0,4732 lít nước. Vì thế việc cung cấp nước vào cơ thể mỗi ngày là việc phải làm. Nước còn làm cho các khớp nối trong cơ thể hoạt động trơn và linh hoạt.
Một ngày uống bao nhiêu nước là đủ?
Hầu hết mọi người cho rằng uống đủ 2 lít nước mỗi ngày là đủ. Tuy nhiên, chính xác là một ngày uống bao nhiêu nước thì ít người biết được câu trả lời chuẩn nhất. Theo PGS. Đỗ Thị Kim Liên – Viện Dinh dưỡng Quốc gia nhấn mạnh “Nước rất cần thiết đối với cơ thể của mỗi người và tùy từng thể trạng chứ không thể có lời khuyên nào để dành cho mọi người nên uống ít nước được”.
Đúng thế, một ngày uống bao nhiêu nước là phụ thuộc vào sự đòi hỏi của cơ thể, tình trạng thể lực, sức khỏe, cân nặng của cơ thể,… Thông thường, nhu cầu về lượng nước cho người bình thường trung bình mỗi ngày cần 40ml/1 kg cân nặng. Ví dụ, một người có cân nặng 50 kg, thì uống 2 lít nước mỗi ngày là đủ.
Tuy nhiên bạn không nên cứng nhắc tuân thủ theo công thức tính toán này mã hãy căn cứ, “lắng nghe” nhu cầu cơ thể bạn hoặc quan sát nước tiểu. Nước màu có màu rơm sáng là lý tưởng nhất, còn nếu có màu tối chứng tỏ bạn đang bị mất nhiều nước và cần uống nước nhiều hơn.
Còn trong trường hợp, màu của nước tiểu màu nhạt hay gần như trong hoàn toàn, tức là bạn đang uống quá nhiều nước và cần giảm đi một chút để cân bằng nhất. Tóm lại uống bao nhiêu nước mỗi ngày? Bạn hoàn toàn có thể tính toán và cân bằng lượng nước của cơ thể mình, đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho chính bạn.
Có thể bạn quan tâm: Hướng dẫn uống nước đúng cách để bảo vệ sức khỏe
Khi nào nên uống nước?
Như đã nói ở trên, theo lời khuyên của các chuyên gia, chúng ta chỉ nên uống nước khi cảm thấy khát. Vì khi cơ thể cần nước, chúng sẽ phát ra tín hiệu bằng cảm giác này. Nếu chưa thấy khát mà cố tình uống nhiều nước thì sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Khi uống nhiều nước, máu sẽ loãng ra khiến hồng cầu trong máu giảm. Khi đó, nếu tim đập bình thường sẽ không đủ hồng cầu để nuôi cơ thể, chúng phải đập nhanh hơn để tránh tình trạng cơ thể suy sụp. Ngoài ra, hằng ngày chúng ta hoạt động nhiều, lao động nặng, mồ hôi tiết ra nhiều hơn, khi đó chúng ta cũng cần uống thêm nước để bù vào.
Nếu bạn không thấy khát thì cũng đừng lo lắng quá, cơ thể sẽ tự điều chỉnh và báo hiệu cần cấp nước thêm trước khi thực sự bị mất nước. Vì vậy, một ngày uống bao nhiêu nước là đủ sẽ tùy thuộc vào nhu cầu và cơ địa của bạn. Bạn không nên cố tình uống quá nhiều làm ảnh hưởng đến sức khỏe và hãy bỏ ngay suy nghĩ uống nước càng nhiều càng tốt.
Những thời điểm uống nước tốt nhất cho cơ thể, cần lưu ý
Dưới đây là những lưu ý khi uống nước để mang lại lợi ích tốt nhất cho cơ thể.
Uống khi vừa ngủ dậy
Bời khi ngủ dậy cơ thể cần cung cấp nước bù vào lượng đã tiêu hao qua một đêm dài, uống nước 30 phút trước khi ăn sáng là hợp lý nhất. Hơn thế, uống 1 ly nước vào buổi sáng còn giúp bạn làm sạch ruột, ăn sẽ ngon miệng hơn. Vào sáng sớm bạn nên uống nước ấm, khoảng ngang với nhiệt độ cơ thể (~ 37 độ C), không được uống nước lạnh vào buổi sáng.
Uống sau khi vận động nhiều
Đặc biệt, khi bạn vận động nhiều, làm việc, chơi thể thao, đi bộ, chạy bộ, bạn cần chú ý bổ sung thêm nước nhiều hơn để tránh tình trạng mệt mỏi, căng thẳng. Tuy nhiên, dù bạn có cảm thấy rất khát thì cũng không nên uống ừng ực mà hãy uống từng ngụm nhỏ.
Uống trước khi ngủ 30 phút
Việc uống nước trước khi ngủ 30 phút sẽ giúp bạn có giấc ngủ sâu hơn, ngon hơn. Điều này còn có tác dụng chống nguy cơ hình thành cục máu đông trong mạch máu.
Uống nước đúng cách
Nước đun đi đun lại quá nhiều lần sẽ làm mất các chất khoáng như cadimium, nitrat, chì, vì thế không nên uống. Nước đun để quá 2 ngày cũng không nên uống.
Không uống nhiều nước trước khi đi ngủ. Hãy uống nước lọc thay cho nước có ga.
Khi đang ăn không nên uống quá nhiều nước. Sau khi chơi thể thao cũng không nên uống nhiều nước và không nên uống ngay lập tức, hãy uống thành nhiều ngụm nhỏ và từ từ, điều đó sẽ tốt cho tim mạch hơn.
Nếu bạn đang tuân thủ quy tắc uống 8 ly nước mỗi ngày thì cũng an tâm vì nó cũng không gây hại gì cho bạn. Những quan niệm uống nhiều nước hơn nhu cầu của cơ thể thì có thể dẫn đến các tình trạng nguy hiểm cho cơ thể: loãng máu, phù não, sưng phổi,…
Qua bài viết này, chắc hẳn các bạn đã biết tác dụng của uống nước hằng ngày và một ngày uống bao nhiêu nước. Nước rất cần thiết cho cơ thể nhưng cũng không nên uống nhiều nước, điều này sẽ gây phản tác dụng. Uống bao nhiêu nước là đủ, bạn đã biết câu trả lời rồi đó, hãy cân bằng để có một cơ thể khỏe mạnh nhé!