Truyền hóa chất là phương pháp chữa bệnh thường áp dụng cho bệnh nhân ung thư. Lúc này người bệnh có sức đề kháng yếu, chính vì vậy người nhà cần hết sức lưu ý đến chế độ ăn uống, nghỉ ngơi. Vậy truyền hóa chất nên ăn gì và không nên ăn gì? Hãy cùng bài viết tìm hiểu về thực đơn dành cho người truyền hóa chất có dinh dưỡng và giúp người bệnh mau hồi phục.
Tại sao cần lưu ý đến thực đơn của người truyền hóa chất?
Bệnh nhân ung thư có hệ miễn dịch kém và cơ thể suy yếu. Thêm vào đó việc truyền hóa chất khiến cơ thể thêm mệt mỏi và đau đớn. Việc chăm chút vào bữa ăn giúp người bệnh hồi phục thể lực và cải thiện hệ miễn dịch, chống chọi với bệnh ung thư. Đó là lý do người nhà bệnh nhân nên sắp xếp một thực đơn khoa học với đầy đủ chất dinh dưỡng.
Truyền hóa chất nên ăn gì?
Các món ăn cần cân bằng và phong phú, không chỉ đầy đủ dinh dưỡng mà nên có trang trí bắt mắt để hấp dẫn người bệnh. Đồ ăn dành cho bệnh nhân truyền hóa chất cũng nên thanh đạm, dễ tiêu hóa.
Bổ sung rau củ, quả vào khẩu phần ăn
Truyền hóa chất nên ăn gì để bổ sung chất xơ và dễ tiêu hóa? Rau xanh chứa nhiều vitamin, chất xơ và các khoáng chất có lợi cho cơ thể. Vitamin A, vitamin C có trong hầu hết các loại rau củ sẽ giúp bạn tăng cường sức đề kháng, chống chọi với sự đau đớn của bệnh ung thư.
Ngoài ra rau có chứa nhiều chất xơ giúp cơ thể cân bằng chất dinh dưỡng, dễ tiêu hóa hơn. Đồng thời các chất độc hại trong cơ thể cũng được loại bỏ nhờ có các chất này.
Trong một số loại rau củ có màu cam, màu đỏ như cà chua, cam, carot, bí đỏ có một lượng dồi dào Carotene. Chất này giúp kìm hãm sẽ lây lan của các tế bào ung thư sang những bộ phận khác của cơ thể. Đặc biệt cà chua có khả năng phòng chống ung thư nhờ có chất Lycopene.
Khi sử dụng phương pháp hóa trị, sức đề kháng của cơ thể cũng dần yếu đi. Bạn cần bổ sung nhiều các loại vitamin từ các rau có màu xanh đậm: rau chân vịt, súp lơ, cải xoăn. Đây chính là một liều thuốc từ tự nhiên giúp hỗ trợ điều trị ung thư hiệu quả nhất. Bạn có thể thay thế món rau luộc nhàm chán bằng cách làm nước ép rau củ, chắc chắn sẽ khiến bệnh nhân cảm thấy ngon miệng hơn.
Đừng quên bỏ qua tỏi, mùi tây, húng chó… trong những bữa ăn của bệnh nhân điều trị hóa dược. Theo các nhà khoa học, tỏi là một loại dược liệu tốt, tăng sức đề kháng và hỗ trợ điều trị ung thư tốt. Tỏi có thể thêm vào các món ăn, nấu súp tỏi hoặc chế biến thành nước ép để hương vị bớt nồng, dễ uống hơn.
Có thể bạn quan tâm: Những thực phẩm giàu vitamin A không phải ai cũng biết
Cung cấp đủ lượng protein cho bữa ăn
Rất nhiều người quan niệm rằng protein sẽ cung cấp dinh dưỡng cho khối u, chính vì vậy cần loại bỏ chất này ra khỏi khẩu phần ăn. Đây là một quan niệm không đúng đắn. Protein giúp các cơ quan trong cơ thể hoạt động bình thường, tăng khả năng chống chọi với ung thư. Vì vậy hãy lựa chọn những protein hợp khẩu vị của người bệnh, nên chọn protein nguồn gốc thực vật.
Truyền hóa chất nên ăn gì để bổ sung protein cho cơ thể? Những thực phẩm nguồn gốc thực vật có hàm lượng protein cao như: đậu nành, hạt phỉ, hạt óc chó, đậu phụ, lạc, vừng…
Bạn cũng có thể cải thiện bữa ăn cho bệnh nhân ung thư bằng các thực phẩm chứa protein khác như: thịt bò, thịt lợn, trứng, thịt gà và đừng bỏ quên sữa. Trong sữa có vô vàn khoáng chất, vitamin và lượng protein dồi dào cung cấp thêm năng lượng để bệnh nhân vượt qua kỳ hóa trị đau đớn.
Bổ sung ngũ cốc nguyên hạt
Ngũ cốc nguyên hạt thường có hương vị thơm ngon, lạ miệng và rất hấp dẫn người ăn. Bạn có thể chọn những loại ngũ cốc nguyên hạt giàu dinh dưỡng cho người truyền hóa chất như: hạt óc chó, hạt điều, hạnh nhân, đậu , bắp, lúa mạch…
Trong ngũ cốc không chỉ có protein mà còn rất giàu chất xơ giúp cho hệ tiêu hóa hoạt động tốt. Rất nhiều bệnh nhân hóa trị gặp tình trạng táo bón hãy thêm ngũ cốc vào trong bữa ăn để giúp họ cải thiện tình trạng này. Nếu bệnh nhân bị tiêu chảy hãy ngừng thêm ngũ cốc nguyên hạt, bởi điều này có thể gây ra tình trạng tiêu chảy nghiêm trọng hơn.
Người truyền hóa chất không nên ăn gì?
Người việc lên thực đơn cho người truyền hóa chất nên ăn gì? Bạn cũng cần lưu ý đến một số thực phẩm cấm kỵ đối với bệnh nhân ung thư. Những thực phẩm này sẽ khiến bệnh tình thêm nghiêm trọng, không có tác dụng tích cực cho người bệnh. Một số loại thức ăn cần loại bỏ trong thực đơn của người truyền hóa chất như sau:
- Đồ ăn lên men như: dưa muối, cà muối, kimchi, nem chua…
- Đồ ăn, thực phẩm chiên rán quá nhiều giàu mỡ và đồ nướng.
- Không sử dụng rượu bia, đồ uống có chất kích thích như cafe, cocktail…
- Thực phẩm chế biến sẵn và có chất bảo quản: mì tôm đóng hộp, cá hộp, thịt hộp, rau củ đông lạnh…
- Lưu ý đến thực phẩm bệnh nhân bị dị ứng.
Một số lưu ý đối với người truyền hóa chất
Ngoài việc chuẩn bị thực đơn đủ chất dinh dưỡng, đa dạng cho người bệnh, bạn cũng cần lưu ý một số điều sau:
- Nên chia nhỏ nhiều bữa ăn trong ngày.
- Không nên để người bệnh ăn quá no.
- Thức ăn nên ít dầu mỡ, dạng lỏng để dễ tiêu hóa.
- Hạn chế uống nhiều nước trước khi dùng bữa, như vậy sẽ tạo cảm giác no hơn.
- Kết hợp chế độ ăn uống, luyện tập và nghỉ ngơi hợp lý.
- Nên thay đổi thực đơn liên tục để người bệnh không nhàm chán.
Trên đây là những chia sẻ về thực đơn dành cho người truyền hóa chất. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn giải đáp câu hỏi truyền hóa chất nên ăn gì và có thể lên một thực đơn đầy đủ chất dinh dưỡng và phong phú cho bệnh nhân.