Thói quen sinh hoạt và ăn uống của con người là yếu tố gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe. Những người có thói quen sinh hoạt, ăn uống thiếu lành mạnh và điều độ sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người khác. Trong xã hội hiện đại ngày nay thì bệnh thường gặp nhất phát sinh từ những thói quen này chính là bệnh gout. Tìm hiểu những thông tin về bệnh gout sẽ bổ ích cho mọi người trong việc phòng tránh bệnh.
Bệnh gout là gì?
Bệnh gout (gút) thường được gọi vui là “bệnh của nhà giàu” bởi thực chất là một dạng viêm khớp do dư thừa chất. Nguyên nhân của bệnh gout là do rối loạn chuyển hóa của axit uric trong máu. Khi cơ thể được cung cấp lượng thực phẩm như hải sản, thịt, gia cầm thì sẽ diễn ra quá trình phân hủy purin và tạo ra một lượng axit uric nhất định. Thông thường axit uric có thể hòa tan vào trong máu và thông qua đường nước tiểu để bài tiết ra ngoài.
Tuy nhiên khi cơ thể sản sinh ra quá nhiều axit uric hoặc quá trình chuyển hóa của axit uric bị rối loạn sẽ khiến cơ thể không bài tiết kịp. Lúc này lượng axit uric ở trong máu quá cao sẽ tích tụ lại thành các tinh thể bao quanh các khớp và mô. Sự sắc nhọn của các tinh thể này sẽ gây ra tình trạng sưng, đau, viêm ở các khớp.
Xem ngay: Nhận biết chỉ số acid uric trong máu và cách phòng chống
Triệu chứng bệnh gout ra sao?
Bên cạnh những băn khoăn bệnh gout là gì thì nhiều người cũng muốn biết thêm về các triệu chứng bệnh gút để có thể nhận biết sớm được căn bệnh này. Nếu không may mắc phải bệnh gout thì người bệnh sẽ có một hoặc nhiều triệu chứng lâm sàng sau:
Đau dữ dội ở bất kỳ khớp nào trên cơ thể
Người bệnh gout sẽ thấy bị đau khớp dữ dội ở bất kỳ khớp nào trong cơ thể như khớp gối, khớp cổ tay, khớp cổ chân,… Nhưng đa phần sẽ phát sinh đầu tiên ở khớp ngón chân cái. Cơn đau khớp này sẽ dữ dội nhất ở thời điểm từ 4 đến 12 giờ đầu tiên khi phát bệnh.
Các cơn đau xuất hiện thường xuyên về ban đêm và tái phát bất thường
Để phân biệt bệnh gút với các tình trạng viêm khớp khác thì người bệnh cũng có thể dựa vào triệu chứng khác của bệnh đó là các cơn đau khớp hay diễn ra với tốc độ dữ dội về đêm. Các cơn đau khớp do bệnh gout gây ra sẽ tái phát theo từng đợt bất thường.
Khoảng cách giữa các đợt phát bệnh có thể là vài tháng hoặc vài năm phụ thuộc vào việc kiểm soát bệnh của người bị gút. Khi bị đau khớp do bệnh tái phát thì người bệnh sẽ vận động khó khăn. Thậm chí nhiều người không thể di chuyển được một cách bình thường bởi khi bệnh nặng thì khớp sẽ bị biến dạng.
Ngoài ra người bị bệnh gout cũng sẽ bị đỏ và ngứa ở phần da bao ngoài khớp, thậm chí là da ở khu vực khớp và các vùng xung quanh sẽ bị bong tróc. Nếu nhìn vào sẽ có cảm giác như bị nhiễm trùng vậy.
Những ai có nguy cơ cao của bệnh gout?
Sau khi đã hiểu rõ bệnh gút là gì thì mọi người thường lo lắng xem mình có nguy cơ cao mắc bệnh phải căn bệnh này hay không. Theo nghiên cứu thì bệnh gút thường gặp nhiều ở nam giới hơn là nữ giới, nhất là những người trong độ tuổi trên 40.
Tuy nhiên, hiện nay độ tuổi dễ mắc phải căn bệnh này đang có dấu hiệu trẻ hóa. Tỷ lệ người mắc bệnh dưới 30 tuổi ngày càng tăng cao. Ngoài ra bệnh gout cũng là căn bệnh dễ mắc phải ở những người béo phì, những người nghiện rượu, café, và các chất kích thích. Vì nguyên nhân phát bệnh cũng có thể do di truyền nên những người mà gia đình có tiền sử bị bệnh gout cũng có nguy cơ mắc bệnh cao. Nữ giới sau thời kỳ mãn kinh cũng là đối tượng dễ mắc phải căn bệnh này.
Các giải pháp phòng và điều trị bệnh gout
Bệnh gout không phải là căn bệnh nguy hiểm đe dọa đến tính mạng nhưng lại gây ra nhiều đau đớn và khó khăn cho người bệnh. Do đó để tránh mắc phải căn bệnh này thì mọi người cần phải có các giải pháp phòng và điều trị bệnh hiệu quả.
Để phòng tránh bệnh gout thì mọi người cần rèn luyện cho mình thói quen sinh hoạt lành mạnh và thực đơn ăn uống khoa học. Trong các bữa ăn hàng ngày nên hạn chế ăn các thực phẩm giàu đạm như: thịt bò, trứng, mỡ… Không nên ăn nội tạng động vật và các loại thực phẩm có vị chua. Các loại đồ ăn nhanh, nước ngọt, các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá cũng là những đồ cần phải hạn chế sử dụng.
Vậy để phòng tránh thì câu hỏi bệnh gout nên ăn gì và không nên ăn gì được rất nhiều quan tâm. Để có cơ thể khỏe mạnh và tránh nguy cơ mắc bệnh gout thì nên ăn nhiều hoa quả, rau xanh,…Đặc biệt là cần cung cấp đủ 2 đến 2,5l nước cho cơ thể hàng ngày.
Các loại thực phẩm nên được bổ sung đa dạng để đảm bảo về dinh dưỡng. Trong sinh hoạt cũng cần phải tăng cường vận động như tập thể dục, chơi các môn thể thao nhằm giúp xương khớp chắc khỏe.
Nếu không may mắc phải căn bệnh này, thì cũng đừng lo lắng mà nên thực hiện theo các phác đồ điều trị bệnh do các bác sĩ đưa ra. Hiện nay để điều trị bệnh gout có thể áp dụng các phương pháp điều trị bằng thuốc tây hoặc sử dụng thảo dược, các bài thuốc đông y.
Khi áp dụng phương pháp điều trị bằng thuốc tây, người bệnh sẽ được kê sử dụng các loại thuốc có tác dụng giảm đau, chống viêm và nhóm thuốc dùng để hạ axit uric trong máu. Phương pháp này đem lại hiệu quả nhanh, giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu nhanh chóng và có thể sinh hoạt bình thường.
Tuy nhiên nó cũng có các nhược điểm là hiệu quả của thuốc không lâu dài, người bệnh lệ thuộc vào thuốc. Hơn nữa sử dụng trong thời gian dài thì các tác dụng phụ của thuốc có thể ảnh hưởng xấu tới các bộ phận khác của cơ thể như: dạ dày, gan, thận,…
Sử dụng các thảo dược và các bài thuốc đông y trong điều trị bệnh gout sẽ an toàn cho sức khỏe của người bệnh bởi nó không có tác dụng phụ. Tuy nhiên phương pháp chữa bệnh này đòi hỏi người bệnh phải kiên trì và tốn nhiều thời gian, công sức. Vì vậy tùy vào điều kiện và tình trạng của bệnh mà người bệnh có thể lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp và hiệu quả.
Có thể nói sức khỏe luôn là vốn quý nhất của con người trong bất cứ xã hội nào. Tìm hiểu những thông tin về bệnh gout là điều cần thiết để mỗi người bảo vệ sức khỏe cho mình và gia đình.